Bài 1: Chuyển động cơ học

Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 1: Chuyển động cơ học, cùng làm quen với các khái niệm mới như chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động, nêu được ví dụ về các dạng chuyển động. Chúc các em học tốt !

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên.

  • Muốn nhận biết 1 vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc (vật mốc). Vật mốc là những vật gắn với trái đất, nhà   cửa, cột mốc, cây bên đường....

  • Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học (chuyển động).

  • Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên.

  • Thường chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

2.2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

  • Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác

  • Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vật được chọn làm mốc

2.3. Một số chuyển động thường gặp

  • Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động

  • Các dạng chuyển động thường gặp:

    • Chuyển động  thẳng: quĩ đạo là đường thẳng

    • Chuyển động cong: quĩ đạo là đườngcong

    • Chuyển động tròn: quĩ đạo là đường tròn

  • Ví dụ: 

    • Chuyển động  thẳng: Chuyển động của tia sáng đi trong k khí

    • Chuyển động cong: Chuyển động của xe đạp đi từ nhà đến trường

    • Chuyển động tròn: Chuyển động của cánh quạt quay

Đánh bóng bàn            Đồng hồ

            Chuyển động cong của quả bóng bàn                            Chuyển động tròn của kim đồng hồ  

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Khi nói trái đất quay quanh  Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc? 
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?

Hướng dẫn giải:

  • Chọn Mặt Trời là mốc: Trái đất quay quanh Mặt Trời

  • Chọn Trái Đất là mốc: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây

Bài 2:

 Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây:

a. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

b. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

c. Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang.

Hướng dẫn giải:

a. Chuyển động tròn   

b. Chuyển động thẳng đều

c. Chuyển động cong

4. Luyện tập Bài 1 Vật lý 8

Qua bài giảng Chuyển động cơ học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

  • Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

  • Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6- Câu 16: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Chuyển động cơ học

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.6 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.7 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.8 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.9 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.10 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.11 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.12 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.13 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.14 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.15 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.16 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.17 trang 5 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 1 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?