Bài tập SGK Vật Lý 8 Bài 9: Áp suất khí quyển.
-
Bài tập C1 trang 32 SGK Vật lý 8
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía . Hãy giải thích tại sao?
-
Bài tập C2 trang 32 SGK Vật lý 8
Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước H.9.3. Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?
-
Bài tập C3 trang 32 SGK Vật lý 8
Trong thí nghiệm của câu hỏi 2, nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
-
Bài tập C4 trang 33 SGK Vật lý 8
Thí nghiệm 3: Năm 1654, Ghê – ric (1602 – 1678), Thị trưởng thành phố Mac – đơ – bua của Đức đã làm thí nghiệm sau (H.9.4): Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được.
Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong qua cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Hãy giải thích tại sao?
-
Bài tập C5 trang 34 SGK Vật lý 8
Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có bằng nhau không? Tại sao?
-
Bài tập 9.1 trang 30 SBT Vật lý 8
Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
A. Càng tăng.
B. Càng giảm.
C. Không thay đổi.
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
-
Bài tập 9.2 trang 30 SBT Vật lý 8
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
-
Bài tập 9.3 trang 30 SBT Vật lý 8
Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?
-
Bài tập 9.4 trang 30 SBT Vật lý 8
Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (h.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.
-
Bài tập 9.5 trang 30 SBT Vật lý 8
Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.
a, Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3.
b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
-
Bài tập 9.6 trang 30 SBT Vật lý 8
Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp?
-
Bài tập 9.7 trang 30 SBT Vật lý 8
Trong thí nghiệm Tô – ri – xe – li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136 000 N/m3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:
A. 1292 m
B. 12,92 m
C. 1,292m
D. 129,2 m