VẬN DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VÀ KĨ THUẬT TÍNH TOÁN TRONG VIỆC GIẢI TOÁN PEPTIT
KHẢO SÁT TỈ LỆ MOL ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG THỨC TÍNH NHANH
Khi biết công thức tổng quát của một số chất có cùng tính chất ta viết phương trình rồi thiết lập biểu thức về mối quan hệ giữa chất bài cho và chất đặt ẩn. Việc thiết lập các biểu thức từ phương trình phản ứng tổng quán giúp ta có nhiều công thức áp dụng rất nhanh và thú vị. Trong quá trình làm bài thi khi đã thành kĩ năng ta chỉ cần bấm máy.
Ví dụ 1: Khi đốt muối của các amino axit có 1 nhóm –NH2; 1 nhóm –COOH:
CxH2xNO2Na → 0,5 Na2CO3 + (x – 0,5)CO2 + xH2O
Ta thấy:
0,5 + (x – 0,5) – x = 0 hay n + n - n = 0.
x – (x-0,5) – x = 0 hay n - n = 0,5.nmuối a.a
Ví dụ 2: Hệ số của oxi khi đốt cháy hợp chất hữu cơ CxHyOz
CxHyOz + O2 → xCO2 + H2O
Như vậy : n = nchất
BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Hai dạng áp dụng của định luật bảo toàn khối lượng:
*) Bảo toàn khối lượng cho chất:
Khối lượng của chất bằng tổng khối lượng các ion, nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử cấu tạo nên chất đó
Ví dụ: Khối lượng muối CxH2xNO2Na : m = mC + mH + m
Khối lượng peptit = mC + mH +mO + mN
m m = mC + mH + nN.30 + npep.ứng6
*) Bảo toàn khối lượng cho phản ứng
Khối lượng các chất trước và sau (quá trình) phản ứng được bảo toàn:
Ví dụ:
Khi thủy phân: mpep + mNaOH = m +m
Khi đốt cháy: mpep + m = m + m + m
BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
Khi bào cho lượng oxi chắc chắn dùng bảo toàn nguyên tố oxi.
Trong quá trình bảo toàn nguyên tố cần chú ý sự có mặt của các nguyên tố trong thí nghiệm để tránh sai sót.
Trong các bài toán thủy phân peptit C, N trong muối và trong peptit được bảo toàn. Lượng H và O trong peptit và muối thay đổi do có sự thay đổi lượng nước. Các kĩ thuật tính toán lượng nước sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
Bảo toàn electron; Bảo toàn điện tích hầu như không sử dụng trong bài toán peptit. Trong một vài trường hợp có thể dùng bảo toàn electron trong phản ứng cháy.
Ví dụ: Tính lượng oxi cần đốt cháy 1 mol C2H5NO2:
Qui đổi
SỬ DỤNG CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH VÀ SƠ ĐỒ ĐƯỜNG CHÉO
Với một hỗn hợp bất kì ta có thể biểu diễn dưới dạng đại lượng trung bình:
+ Xi là đại lượng thứ i trong hỗn hợp (Xi có thể là: Khối lượng mol, số nguyên tử C, số nguyên tử H, số liên kết , số mắt xích…)
+ni là số mol của chất thứ i trong hỗn hợp.
Tính chất quan trọng của đại lượng trung bình:
1)Xmin < < Xmax
Xmin, Xmax lần lượt là đại lượng có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong các đại lượng trung bình.
Ví dụ: Hai peptit A B hơn kém nhau 1 liên kết peptit mà số mắt xích trung bình của A và B là n= 5,55 thì A có 5 mắt xích; B có 6 mắt xích ( hoặc ngược lại).
Biểu thức trên giúp chúng ta biện luật chất khi biết đại lượng trung bình; Chẳng hạn: nếu số C trung bình bằng 2 mà 2 chất có số C khác nhau thì bắt buộc phải có 1 chất có số C nhỏ hơn 2.
2) Nếu các chất trong hỗn hợp có số mol bằng nhau Trị trung bình chính bằng trung bình cộng và ngược lại.
Ví dụ: Nếu peptit A có 5 mắt xích, peptit B có 4 mắt xích mà số mắt xích trung bình của A và B là 4,5 thì nA = nB =
3)Sơ đồ đường chéo
Sơ đồ đường chéo chủ yếu giúp ta nhẩm nhanh mol của 2 chất khi biết tổng số mol và 1 đại lượng trung bình (số nguyên tử C trung bình, số mắt xích…) của 2 chất đó
Ta tìm tỉ lệ của 2 chất bằng sơ đồ đường chéo sau đó từ tổng mol 2 chất dễ dàng tìm được mol mỗi chất. (bài toán tìm tổng và tỉ đã học ở tiểu học).
Ví dụ: Peptit A có 3 mắt xích; peptit B có 4 mắt xích. Số mắt xích trung bình của A và B là 3,75. Tổng số mol của A và B là 0,04. Tìm số mol mỗi peptit?
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Vận dụng các định luật cơ bản và kĩ thuật tính toán trong việc giải quyết các bài toán về Peptit. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !