75 CÂU TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HÓA ÔN THI THPT QUỐC GIA 2020
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. thủy phân xenlulozo thu được glucozo
B. thủy phân tinh bột thu được fructozo và glucozo
C. fructozo có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ trong phân tử fructozo có nhóm chức –CHO
D. cả xenlulozo và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc
Câu 2: Chất nào dưới đây không phải là este?
A. CH3COOH B. HCOOCH3 C. CH3COOCH3 D. HCOOC6H5
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước
B. Chất béo là este của etilenglicol với các axit béo
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng công hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm
Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2 – COO – CH3. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat B. etyl propionat C. metyl propionat D. metyl metacrylat
Câu 5: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 6: Trong dãy kim loại: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là
A. Fe B. Al C. Au D. Cu
Câu 7: Chất nào dưới đây không phải là este
A. HCOOC6H5 B. CH3COOCH3 C. CH3COOH D. HCOOCH3
Câu 8: Các este có công thức C4H6O2 được tạo ra từ axit và ancol tương ứng có thể có công thức cấu tạo như thế nào?
A. CH2=CH-COO-CH3; H- COO- CH2-CH= CH2; H-COO- CH=CH- CH3
B. CH2=CH-COO-CH3; H- COO- CH2-CH= CH2
C. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH= CH2; H- COO- CH2-CH= CH2
D. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-C(CH3)=CH2.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm
B. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh
C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước
D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng HCl
Câu 10: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. tơ axetat, nilon-6,6, poli(vinylclorua) B. cao su, nilon-6,6; tơ nitron
C. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6 D. nilon-6,6; tơ lapsan; thủy tinh Plexiglas
Câu 11: Este C4H8O2 được tạo bởi ancol metylic thì có công thức cấu tạo là:
A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C2H3COOCH3.
Câu 12: Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc α-aminoaxit khác nhau?
A. 8 chất. B. 6 chất. C. 5 chất. D. 3 chất.
Câu 13: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. 7 B. 6 C. 5 D. 8
Câu 14: Tơ nilon-6,6 là
A. poliamit của axit ađipic và exametylenđiamin
B. hexacloxiclohexan
C. polieste của axit ađipic và etylenglicol
D. poli amit của axit s – aminocaproic
Câu 15: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-aminoaxit) mạch hở là:
A. 4 B. 5 C. 7 D. 6
Câu 16: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Mantozơ D. Fructozơ
Câu 17: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?
A. (CH3)3N B. CH3CH2NHCH3 C. CH3NHCH3 D. CH3NH2
Câu 18: Chất tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím là:
A. Ala-Gly-Val. B. Ala-Gly. C. Val-Gly. D. Gly-Ala.
Câu 19: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:
A. Cu2+ ,Mg2+ ,Fe2+. B. Mg2+ ,Cu2+ ,Fe2+. C. Cu2+ ,Fe2+ ,Mg2+. D. Mg2+ ,Fe2+ ,Cu2+
Câu 20: Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 3 B. 4 C. 8 D. 1
Câu 21: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozo có chứa 5 nhóm hydroxyl trong phân tử:
A. Phản ứng tạo 5 chức este trong phân từ
B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên men rượu
D. Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2
Câu 22: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước; (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit; (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam; (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất; (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3trong NH3 thu được Ag; (f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 23: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiên tượng xảy ra là:
A. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
C. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
D. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Câu 24: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thứcC3H5O3Na. Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC3H5. D. HCOOC3H7.
Câu 25: Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của este đó là công thức nào?
A. HCOOC2H5 B. HCOOC3H7 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOCH3
Câu 26: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2 = C(CH3) - CH = CH2, C6H5CH = CH2
B. CH2 = CH - CH = CH2, lưu huỳnh
C. CH2 = CH - CH = CH2, C6H5CH = CH2
D. CH2 = CH - CH = CH2, CH3 - CH = CH2
Câu 27: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2 - COO - C2H5. Tên gọi của X là:
A. etyl propionat B. vinyl axetat C. metyl propionat D. metyl metacrylat
Câu 28: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C9H10O2. Đung nóng X với dd NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối. CTCT của X là:
A. HCOOCH2C6H4CH3 B. HCOOCH2CH2C6H5
C. CH3-COOCH2C6H5 D. CH3CH2COOC6H5
Câu 29: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ; (b) Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau; (c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau; (d) Khi đun nóng glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3tạo ra Ag; (e) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao cho dung dịch màu xanh lam; (f) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng vòng 5 cạnh a - fructozơ và 3-fructozơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 30: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
A. Glicogen B. amilozơ C. xenlulozơ D. cao su lưu hóa
Câu 31: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Glucozo →X→Y→CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO B. CH3CH2OH và CH3CHO
C. CH3CH2OH và CH2=CH2 D. CH3CHO và CH3CH2OH
Câu 32: Cho dẫy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp heo thứ tự lực bazo giảm dần là:
A. (4), (1), (5), (2), (3) B. (3), (1), (5), (2), (4)
C. (4), (2), (3), (1), (5) D. (4), (2), (5), (1), (3)
Câu 33: Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. Cu(HO)2, đun nóng; dd AgNO3/NH3 B. Cu(HO)2, to thường ; dd AgNO3/NH3
C. H2O/H+, to ; Cu(HO)2, to thường D. Lên men; Cu(HO)2, đun nóng
Câu 34: Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:
A. metyl axetat B. propyl axetat C. metyl fomiat D. etyl axetat
Câu 35: Một dung dịch có các tính chất:
- Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam
- Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
- Không khử đươc dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(HO)2 khi đun nóng.
Dung dịch đó là:
A. Mantozo B. Fructozo C. Saccarozo D. Glucozo
Câu 36: Cho các chất sau
(I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
(II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
(III)H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Chất nào là tripeptit?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 75 Câu tổng hợp lý thuyết Hóa học ôn thi THPT QG năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
|