Một số dạng bài tập ôn tập lý thuyết Peptit môn Hóa học 12 năm 2019-2020

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP LÝ THUYẾT PEPTIT MÔN HÓA HỌC 12

                   

Câu 1: Những mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Khi thay đổi trật tự các gốc - amino axit trong phân tử peptit sẽ dẫn đến có các đồng phân peptit.

B. Trong phân tử peptit mạch hở nếu có n gốc - amino axit thì sẽ có ( n -1) liên kết peptit.

C. Các peptit thường ở thể rắn, dễ tan trong nước.

D. Nếu phân tử peptit có chứa n gốc - amino axit thì sẽ có số đồng phân là n!

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử các amino axit  chỉ có 1 nhóm amino.

B. Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.

C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

D. Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H NRCOOH, số liên kết peptit là  ( n -1 )

Câu 3: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các - amino axit.

B. Oligopeptit là các peptit có từ 2 -10 liên kết peptit.

C. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)

D. Liên kết của nhóm CO với nhóm  NH giữa 2 đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

Câu 4: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit

A. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2COOH                            B. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2COOH                    D. H2N-CH2-NH-CH2-COOH

Câu 5: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit

A. H N-CH -NH-CH COOH             B. H N-CH -CH -CO-NH-CH -CH -COOH

C. H N-CH -CH -CO-NH-CH COOH    D. H N-CH -CO-NH-CH(CH )-COOH

Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala – Gly, Gly – Ala và tripeptit Gly – Gly – Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là:

A. Ala, Gly                B. Gly, Val                   C. Ala, Val                       D. Gly, Gly

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Ở điều kiện bình thường, etylamin và trimetylamin là chất khí.

B. H S-CH -CH CO-NH-CH COOH là một dạng đipeptit.

C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

Câu 8: Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)  tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. Màu tím            B. Màu xanh lam           C. Màu vàng           D. Màu đỏ máu

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong môi trường kiềm, các peptit tác dụng với Cu(OH)  cho hợp chất màu tím.

B. Peptit bị thủy trong môi trường axit và bazơ.

C. Oligopeptit là những peptit có chứa từ 2 -10 gốc  amino axit.

D. Amino axit tinh thể tồn tại ở dạng lưỡng cực.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết –CO-NH- được gọi là đipeptit.

B. Các peptit điều ở chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc - amino axit được gọi là đipeptit.

D. Các peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc - amino axit được gọi là polipeptit.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Axit glutamic HOOC-CH -CH -CH(NH )-COOH có tính lưỡng tính.

B. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

C. Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.

D. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) cho dung dịch màu tím xanh.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

B. Etylanin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.

C. Tripeptit glyxylalanylvalin ( mạch hở) có 3 liên kết peptit.

D. Đipeptit HOOCCH(CH )NHOCCH NH có tên là glyxylalanin.

Câu 13: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit.

A. Xenlulozơ                          B. Protein                     C. Glucozơ                      D. Lipit

Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Khi cho dung dịch HNO  đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu tím,

B. Amilopectin có mạch các bon phân nhánh.

C. Tuluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT ( trinitrôtluen).

D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai gốc - amino axit được gọi là liên kết peptit.

Câu 15: Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Gly, Ala, Ala – Gly, Gly – Ala. Tri peptit X là?

A. Ala – Ala – Gly                              B. Gly – Gly -  Ala

C. Ala – Gly – Gly                               D. Gly – Ala – Gly

Câu 16: Chon phát biểu đúng:

A. Tiến hành phản ứng trùng ngưng 2 đến 50 loại phân tử - amino axit thì thu được peptit.

B. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc - amino axit, số liên kết peptit bằng (n-1)

C. Thủy phân hoàn toàn peptit X thì tổng khối lượng các - amino axit thu được bằng khối lượng X ban đầu

D. Dung dịch lòng trắng trứng tạo hợp chất màu với Cu(OH) và HNO đều do phản ứng tạo phức.

Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các Amin điều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH CH N(CH )CH(CH )  có tên thay thế là N,N – etylmetylpropan – 2 – amin.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các - amino axit .

B. Lòng trắng trứng gặp HNO  tạo thành hợp chất có màu tím.

C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH) .

D. Tất cả protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Câu 19: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các - amino axit .

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo?

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị - amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH) .

Câu 20: Cho hợp chất hữu cơ X có công thưc:

A. Trong X có 2 liên kết peptit.

B. Trong X có 4 liên kết peptit.

C. X là một pentapeptit.

D. Khi thủy phân X thu được 4 loại - amino axit khác nhau.

Câu 21: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly – Ala – Val – Ala –Gly, thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly?

A. 4                                 B. 3                                 C.1                                 D.2

Câu 22: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nanopeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa phenylalanin ( Phe)?

A. 3                                           B. 4                             C. 5                                         D. 6

Câu 23: Một heptapeptit có công thức: Pro-Pro-Gly-Arg-Phe-Ser-Phe-Pro. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này thu được tối đa mấy loại peptit có aminoaxit đầu N là phenylalanin ( Phe)?

A. 4                               B. 3                             C. 6                                         D. 5

Câu 24: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm 3 - amino axit : glyxin, alanin và valin là:

A. 4                              B. 6                             C. 12                           D. 9

Câu 25: Số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ một dung dịch gồm: H NCH CH COOH, CH CHNH COOH, H NCH COOH là

A. 3                               B. 2                             C. 9                             D.4

Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 1 mol valin ( Val), 1 mol glyxin(  Gly), 2 mol alanin ( Ala) và 1 mol leuxin ( Leu: axit 2-amino – 4metylpentanoic). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm có chứa Ala- Val – Ala. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

A. 7                               B. 9                             C. 6                                         D.8

Câu 27: Số liên kết peptit trong hợp chất sau là:

A. 2                            B. 3                              C. 4                                D. 1

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

1. Các hợp chất có từ 1 đến 49 liên kết –CO-NH- gọi là peptit.

2. Dung dịch các peptit có môi trường trung tính.

3. Các amino axit đều có vị ngọt.

4. Benzylamin là 1 amin thơm.

5. Tính bazơ giảm dần theo dãy:

6. H ONa > NaOH > CH NH  > NH  > C H NHCH  > C H NH

Số phát biểu đúng là:

A. 3                               B. 1                             C. 2                D. 4

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

A. Peptit Gly – Ala có phản ứng màu biure.

B. Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

C. Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly, Ala.

D. Dung dịch Glyxin không làm đổi màu quì tím.

Số phát biểu đúng là:

1                               B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 30: Cho các phát biểu sau về peptit:

A. Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

B. Khi đun nóng dung dịch peptit với kiềm đến cùng sẽ thu được các - amino axit.

C. Nếu phân tử peptit chứa n gốc - amino axit thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Số phát biểu đúng là:

A. 2                                B. 1                            C. 3                             D. 4

Câu 31: Cho các phát biểu sau:

A. Các hợp chất tạo thành từ các gốc - amino axit có từ 1 đến 50 liên kết –CO-NH- gọi là peptit.

B. Dung dịch các đipeptit đều không có khả năng hòa tan Cu(OH) .

C. Các amino axit đều có vị ngọt.

D. Benzylamin là 1 amin thơm.

Tính bazơ giảm dần theo dãy:

H ONa > NaOH > CH NH  > NH  > C H NHCH  > C H NH

Số phát biểu đúng là:

A. 3                                  B. 4                          C. 2                             D. 1

Câu 32: Cho các nhận xét sau:

Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit điều thu được cùng một loại monosaccarit

(2)  Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron

(3)  Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilim > điphenylanin

(4)  Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay là mì chính

(5)  Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly – Ala – Gly – Ala – Gly thu được 2 loại đipeptit là đồng phân của nhau

(6)  Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm

(7)  Peptit mà trong phân tử chứa 2,3,4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit

(8)  Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức

Số nhận xét đúng là:

A.5                                    B.4                                         C.3                                   D.2

Câu 33: Có các nhận xét:

Amino axit là chất rắn, vị hơi ngọt.

Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc - amino axit.

Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các amino axit là liên kết peptit.

Số nhận xét đúng là:

A.4                                   B.3                                       C.2                                        D.1

Câu 34: Cho các nhận định sau:

Peptit chứa từ 2 gốc aminoaxit trở lên cho phản ứng màu biure.

Tơ tằm là polime được cấu tạo chủ yếu từ các gốc glyxin và alanin.

Ứng với công thức phân tử C2H8NO3và có 3 CTCT dạng muối amoni.

Khi cho propan -1,2- điamin tác dụng với NaNO/ HCl thu được ancol đa chức.

Tính ba zơ của C6H5Ona mạnh hơn tính ba zơ của C2H5Ona

Các chất HCOOH, HCOONa, HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng gương.

Số nhận định đúng là:

A.4                                  B.3                                       C.5                                         D.6

Câu 35: Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại - amino axit khác nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc - amino axit giống nhau. Số công thức có thể của A là?

A.18                                B.8                                        C.12                                      D.6

Câu 36: Thủy phân một tripeptit mạch hở X, sản phẩm thu được có glyxin, alanin và valin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

A.3                                B.27                            C.9                              D.6

Câu 37: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y mạch hở là:

A.5                                B.7                              C.6                              D.4

Câu 38: Tripeptit X có công thức phân tử C8H15O4N3. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:

A.8                                B.9                              C.12                            D.6

Câu 39: Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3- monoclopropan -1, 2-điol (3-MCPD), (3) etilenglycol, (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6) tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dịch có thể hòa tan Cu(OH)2 là:

A.4                                B.6                              C.3                              D.5

Số phát biểu đúng là:

A.20                          B.21                          C.22                           D. 1 đáp án khác

 

BẢNG ĐÁP ÁN

1D

2D

3A

4B

5D

6B

7A

8A

9A

10A

11A

12C

13B

14A

15D

16B

17D

18A

19B

20A

21D

22C

23A

24D

25D

26C

27A

28C

29B

30B

31C

32C

33B

34B

34A

36D

37A

38B

39D

40D

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Một số dạng bài tập ôn tập lý thuyết Peptit môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?