Phương pháp giải bài tập về Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ AMIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

I. Tính bazơ của amin

Phương pháp giải

Một số điều cần lưu ý về tính bazơ của amin :

+ Các amin đều phản ứng được với các axit như HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH, CH2=CHCOOH…. Bản chất của phản ứng là nhóm chức amin phản ứng với ion tạo ra muối amoni.

–NH2    +   H+ → -NH3+      

(Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2 và bậc 3).

+ Các amin no còn phản ứng được với dung dịch muối của một số kim loại tạo hiđroxit kết tủa. Ví dụ :   -NH2  +  Fe3+   +   3H2O  → -NH3+ +   Fe(OH)3

(Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2 và bậc 3).

● Phương pháp giải bài tập về amin chủ yếu là sử dụng định luật bảo toàn khối lượng. Đối với các amin chưa biết số nhóm chức thì lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{n_{a\min }}}}\) để xác định số nhóm chức amin.

► Các ví dụ minh họa ◄

Ví dụ 1: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là :

A. CH3C6H4NH2.        B. C6H5NH2.            C. C6H5CH2NH2.   D. C2H5C6H4NH2.

Hướng dẫn giải

Vì X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.

Trong X nitơ chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có :

\(\frac{{14}}{{R + 16}}.100 = 15,05 \Rightarrow R = 77 \Rightarrow R:\,\,{C_6}{H_5} - \)

Công thức của X là C6H5–NH2.

Đáp án B.

Ví dụ 2: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ X (CxHyN) là 23,73%. Số đồng phân của X phản ứng với HCl tạo ra muối có công thức dạng RNH3Cl là :

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 1.

      Hướng dẫn giải

Từ giả thiết suy ra :

\(\frac{{14}}{{12x + y}} = \frac{{23,73}}{{100 - 23,73}} \Rightarrow 12x + y = 45 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 3\\
y = 9
\end{array} \right. \Rightarrow \,{C_3}{H_9}N\)

Vì X phản ứng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên phải là amin bậc 1.

Có hai amin bậc 1 là : CH3–CH2–CH2–NH2 ; (CH3)2CH–NH2.

Đáp án A.

Ví dụ 3: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng với HCl tạo muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh là :

A. 8.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 5.

      Hướng dẫn giải

Đặt CTPT của amin X là CxHyNt , theo giả thiết ta có :

\(\frac{{14t}}{{12x + y}} = \frac{{19,18}}{{100 - 19,18}} \Rightarrow 12x + y = 59t \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 4\\
y = 11\\
t = 1
\end{array} \right.\)

CTPT của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là 8 :

CH3–CH2–CH2–CH2–NH2   (1);   CH3–CH2–CH( NH2 )–CH3    (2); CH3–CH(CH3)–CH2–NH2     (3);   

CH3 –C(CH3)2 –NH2    (4);    CH3–CH2–NH–CH2–CH3   (5);  CH3–CH2–CH2–NH–CH3   (6);                  

 CH3–CH(CH3) –NH–CH3    (7);     CH3–CH2–N(CH3)–CH3  (8)

Trong  8 chất trên có các chất (1), (2), (5), (6), (8) có mạch cacbon không phân nhánh nên khi tác dụng với dung dịch HCl sẽ tạo ra muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh.

Đáp án D.

Ví dụ 4: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là :

A. 16,825 gam.           B. 20,18 gam.              C. 21,123 gam.           D. 15,925 gam.

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các amin đơn chức nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Sơ đồ phản ứng :

X    +   HCl  →  muối

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : \({m_{muo\'a i}} = {m_{a\min }} + {m_{HCl}} = 15 + 0,05.36,5 = 16,825\,\,gam.\)

Đáp án A.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu đúng :

a. Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là :

A. CnH2n+3N.              B. CnH2n+2+kNk.           C. CnH2n+2-2a+kNk.       D. CnH2n+1N.

b. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở có dạng là :

A. CnH2n+3N.              B. CnH2n+2+kNk.           C. CnH2n+2-2a+kNk.       D. CnH2n+1N.

c. Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở có dạng là :

A. CnH2n+3N.              B. CnH2n+2+kNk.           C. CnH2n+2-2a+kNk.       D. CnH2n+1N.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 3: Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1) ; etylđimetylamin (2) ; isopropylamin (3).

A. (1), (2), (3).            B. (2), (3),(1).              C. (3), (1), (2).             D. (3), (2), (1).

Câu 4: Trong các amin sau :

(A) CH3CH(CH3)NH ; (B) H2NCH2CH2NH2 ; (D) CH3CH2CH2NHCH3

Chọn các amin bậc 1 và gọi tên của chúng :

A. Chỉ có A : propylamin.                              

B. A và B ; A : isopropylamin ; B : 1,2-etanđiamin. 

C. Chỉ có D : metyl-n-propylamin.    

D. Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?

A. CH3NHCH3.                                              B. CH3CH(CH3)NH2.

C. H2N(CH26NH2.                                        D. C6H5NH2.

Câu 6: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.                        B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

C. (CH3)2NH và CH3OH.                               D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Câu 7: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.              B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.

C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.          D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

Câu 8: Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của :

A. Metan.                    B. Amoniac.                C. Benzen.                 D. Nitơ.

Câu 9: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là :

A. 2.                                        B. 5.                C. 3.                            D. 4.

Câu 10: Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân tử C4H11N ?

A. 4.                            B. 6.                            C. 7.                            D. 8.

Câu 11: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng CTPT C7H9N ?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 12: Có bao nhiêu amin thơm có cùng CTPT C7H9N ?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 13: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng CTPT C5H13N ?

A. 4.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 7.

Câu 14: Ứng với công thức C5H13N có số đồng phân amin bậc 3 là :

A. 6.                            B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 15: Amin có %N về khối lượng là 15,05% là :

A. (CH3)2NH.              B. C2H5NH2.               C. (CH3)3N.               D. C6H5NH2.

Câu 16: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2 ?

A. metyletylamin.       B. etylmetylamin.        C. isopropanamin.       D. isopropylamin.

Câu 17: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2 ?

A. phenylamin.            B. benzylamin.            C. anilin.                     D. phenylmetylamin.

Câu 18: Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

   A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

   B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

   C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2).

   D. A và C đúng.

Câu 19: Nguyên nhân amin có tính bazơ là :

A. Có khả năng nhường proton.                    

B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

C. Xuất phát từ amoniac.                               

D. Phản ứng được với dung dịch axit.

Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.  

B. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.            

C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.       

D. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. NH3.                       B. C6H5CH2NH2.        C. C6H5NH2.              D. (CH3)2NH.

Câu 22: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

A. (C6H5)2NH.            B. C6H5CH2NH2.        C. C6H5NH2.              D. NH3.

Câu 23: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

A. C6H5NH2.              B. (C6H5)2NH.            C. C6H5CH2NH2.        D. p-CH3C6H4NH2.   

Câu 24: Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì :

A. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ

 electron của nguyên tử nitơ.

B. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

C. Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ

electron của nguyên tử Nitơ.

D. Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.

Câu 25: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ;

(3) etylamin ; (4) đietylamin ; (5) kalihiđroxit.

A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5).                          B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).

C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5).                          D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).

Câu 26: Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :

A. (3) < (2) < (1) < (4).                                   B. (2) < (3) < (1) < (4).          

C. (2) < (3) < (4) <(1).                                    D. (4) < (1) < (2) < (3).

Câu 27: Có các chất sau : C2H5NH2 (1) ; NH3 (2) ; CH3NH2 (3) ; C6H5NH2 (4) ; NaOH (5) và (C6H5)2NH (6). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ là :

A. (6) < (4) < (2) < (3) < (1) < (5).                 B. (5) < (1) < (3) < (2) < (4) < (6).    

C. (4) < (6) < (2) < (3) < (1) < (5).                 D. (1) < (5) < (2) < (3) < (4) < (6).

Câu 28: Cho các chất  phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh ?

A. phenylamin.                                                B. metylamin.             

C. phenol, phenylamin.                                   D. axit axetic.

Câu 29: Cho các đồng phân của C4H11N tác dụng với dung dịch HNO3 thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại muối ?

A. 6.                            B. 7.                            C. 8.                            D. 9.

Câu 30: Cho các đồng phân của C3H9N tác dụng với dung dịch H2SO4 thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại muối ?

A. 8.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 7.

Câu 31: Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau ?

A. Nhận biết bằng mùi.                                              

B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.

C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.           

D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.

Câu 32: Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây ?

A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.

B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.

C. Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.

D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2

Câu 33: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là :

A. CH3NH2.                B. CH3COOCH3.        C. CH3OH.                 D. CH3COOH.

Câu 34: C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?

A. HCl.                       B. H2SO4.                   C. NaOH.                   D. Quỳ tím.

Câu 35: Để làm sạch lọ thuỷ tinh đựng anilin người ta dùng hoá chất nào sau đây ?

A. Dung dịch NaOH.                                      B. Dung dịch HCl.                 

C. Dung dịch nước brom.                               D. Dung dịch phenolphtalein.

Câu 36: Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) benzen + phenol ; (2) anilin + dd HCl dư ; (3) anilin + dd NaOH ; (4) anilin + H2O. Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng ?

A. (3), (4).                   B. (1), (2).                   C. (2), (3).                   D. (1), (4).

Câu 37: Cho dung dịch metylamin dư lần lượt vào từng dung dịch FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là :

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 38: Cho dung dịch metylamin cho đến dư lần lượt vào từng ống nghiệm đựng các dung dịch AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl. Số chất kết tủa còn lại là :

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 39: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N tác dụng với dung dịch HNO2 (to thường) tạo ra ancol là :

A. 2.                            B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 40: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và HNO2 ở 0-5oC tạo ra muối điazoni ?

A. C2H5NH2.               B. C6H5NH2.              C. CH3NHC6H5.         D. (CH3)3N.

...

Trên đây là nội dung Phương pháp giải bài tập về Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?