62 Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao ôn tập chuyên đề Quy luật di truyền Sinh học 12 có đáp án

62 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NÂNG CAO ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12 

Câu 101. Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết giới tính?

   A. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X.

   B. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính là hiện tượng di truyền của tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính.

   C. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen.

   D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính.

Câu 102. Cho các tính trạng sau, dựa vào kiến thức đã học kết hợp đáp án, hãy cho biết các tính trạng nào dưới đầy di truyền liên kết với giới tính?

  1. Màu mắt (đỏ - trắng) của ruồi giấm.
  2. Lông mèo (hung - đen - tam thề).
  3. Màu hoa (đỏ - trắng).
  4. Màu lông gà (vằn - nâu).
  5. Bệnh máu khó đông.
  6. Bệnh bạch tạng.

   A. 1, 3, 5.                         B. 1, 2, 4.                         C. 1, 2, 4, 5.                     D. 1, 2, 5.

Câu 103. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người?

   A. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai.

   B. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế.

   C. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái.

   D. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp.

Câu 104. Ở loài tằm (2n=28), để phân biệt đực cái ngay từ giai đoạn trứng người ta đã dùng cách gây đột biến chuyển đoạn:

   A. Không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST 10 sang NST X.

   B. Tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số 10.

   C. Không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số 10.

   D. Tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST số 10 sang NST X.

Câu 105. Ở mèo gen D quy định lông đen, gen d quy định lông hung đều nằm trên NST X, không có alen trên Y. Gen D trội không hoàn toàn nên mèo có kiểu gen dị hợp Dd có màu lông tam thể. Cho các nội dung sau, nội dung nào là không chính xác?

   A. Mèo đen và mèo hung xuất hiện cả ở hai giới đực và cái.

   B. Mèo tam thể chi có thể ở mèo cái, không có ở mèo đực.

   C. Mèo tam thể có khả năng sinh sản bình thường trong tự nhiên.

   D. Tính trạng màu lông tuân theo quy luật di truyền chéo.

Câu 106. Ở người tính trạng men răng do một gen quy định. Khi thống kê ở số đông những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng trong đó những người chồng đều xỉn men răng, còn những người vợ đều có men răng bình thường thì thấy 50% số con bị xỉn men răng đều là con gái, 50% số con còn lại có men răng bình thường toàn là con trai. Tính chất di truyền của bệnh xỉn men răng như thế nào?

   A. Xỉn men răng do một gen lặn nằm trên X quy định.

   B. Xỉn men răng do một gen trội nằm trên NST thường quy định.

   C. Xin men răng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.

   D. Xỉn men răng do một gen trội nằm trên X quy định.

Câu 107. Ở một loài chim yến, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau:

  • Phép lai 1: đực lông xanh X cái lông vàng —> F1: 100% lông vàng.
  • Phép lai 2: đực lông vàng X cái lông vàng —> F1: 100% lông vàng.
  • Phép lai 3: đực lông vàng X cái lông xanh —> F1: 50% cái vàng : 50% đực xanh.

   A. Liên kết với giới tính.

   B. Tương tác gen.

   C. Phân li độc lập của Menđen.

   D. Di truyền qua tế bào chất.

Câu 108. Ý nghĩa trong của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là đối với y học là:

   A. Giúp phân biệt giới tính của thai nhi ở giai đoạn sớm.

   B. Giúp tư vấn di truyền và dự phòng đối với các bệnh di truyền liên kết với giới tính.

   C. Giúp hạn chế sự xuất hiện trong trường hợp bất thường của cặp NST giới tính.

   D. Giảm số trường hợp bất thường về số lượng của cặp NST giới tính

Câu 109. Cho hai mệnh đề (a) và (b), có nhận xét gì về hai mệnh đề này:

  1. Bệnh bạch tạng và máu khó đông không đi kèm với nhau vì
  2. Gen quy định hai bệnh này nằm trên hai NST khác nhau.

   A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.

   B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.

   C. (a) sai, (b) đúng.

   D. (a) đúng, (b) sai.

Câu 110. Khi nói về đặc điểm nhiễm sắc thể của tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Trong tế bào sinh dưỡng luôn có một cặp nhiễm sắc thể giới tính.

   B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen

   C. Nhiễm sắc thể giới tính có trong tế bào sinh dục và các tế bào sinh dưỡng.

   D. Trong tế bào sinh dưỡng chứa nhiều cặp nhiễm sắc thể thường và có thể chứa 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 111. Cho hai mệnh đề (a) và (b), có nhận xét gì về hai mệnh đề này:

  1. Bệnh mù màu và máu khó đông di truyền liên kết hoàn toàn vì
  2. Gen quy định hai bệnh này nằm trên NST X.

   A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.

   B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.

   C. (a) đúng, (b) sai.

   D. (a) sai, (b) đúng.

Câu 112. Khi nói về NST giới tính có các phát biểu sau:

  1. NST giới tính chỉ có ở động vật.
  2. NST giới tính có ở tất cả các loài động vật.
  3. Ở những loài có NST giới tính thì luôn có nhiều hơn 1 loại NST giới tính trong quần thể.
  4. Trên NST giới tính ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định tính trạng thường.

Số phát biểu chính xác là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 113. Cho các trường hợp sau, biết rằng cá thể XY đang xét có kiểu gen đồng hợp:

(a) Sự tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa 2 vùng (1) và (2).

(b) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 vùng (5) và (7).

(c) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 vùng (1) và (4).

(d) Sự tiếp hợp, trao đổi chéo cân giữa 2 vùng (3) và (4).

(e) Đột biến đảo đoạn giữa vùng (8) và (4).

Số trường hợp không tạo ra nhóm gen liên kết mới là:

   A. 2                                   B. 1                                   C. 4                                   D. 5

Câu 114. Cho hai mệnh đề sau, nhận đúng nào sau đây đúng với hai mệnh đề này:

  1. X và Y là hai loại NST giới tính.
  2. Ngoài gen quy định giới tính, X và Y còn mang gen quy định các tính trạng khác.

   A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.

   B. (a) đúng, (b) sai.

   C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.

   D. (a) sai, (b) đúng.

Câu 115. Cho hai mệnh đề (a) và (b), nhận xét nào sau đây về hai mệnh đề là đúng:

  1. Tật dính ngón tay số 2 và số 3 di truyền thẳng vì
  2. Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen nằm trên Y quy định.

   A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.

   B. (a) đúng, (b) sai.

   C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.

   D. (a) sai, (b) đúng.

Câu 116. Gen trong tế bào chất không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Có mạch thẳng.
  2. Tôn tại thành từng cặp alen.
  3. Hoạt động độc lập với gen trong nhân.
  4. Có khả năng tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã.

   A. I, IV.                           B. III.                                C. I, II.                              D. I

Câu 117. Xét các trường hợp sau:

  1. Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST này có nhiều cặp gen.
  2. Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.
  3. Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có nhiều cặp gen.
  4. Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có ít cặp gen.
  5. Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen.
  6. Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen.

Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường họp gen không tồn tại thành cặp alen?

   A. 2 trường hợp.             B. 3 trường hợp.             C. 4 trường hợp.             D. 5 trường hợp.

Câu 118. Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách rất đặc biệt là:

   A. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.

   B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.

   C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.

   D. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái trội hoàn toàn so với gen trong giao tử đực.

Câu 119. Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Di truyền theo dòng mẹ thường xảy ra ở các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định.

   B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

   C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

   D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

Câu 120. Ở một loài động vật, xét sự di truyền của một tính trạng do 1 gen có 2 alen chi phối. Cho lai P thuần chủng mang các cặp alen khác nhau thu được F1 và F2 đều có tỷ lệ kiểu hình là 1:1. Có thể giải thích như thế nào về sự di truyền của tính trạng trên?

   A. Tính trạng do gen nằm ở đoạn tương đồng trên NST giới tính quy định.

   B. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.

   C. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định.

   D. Tính trạng do gen nằm ở đoạn không tương đồng trên NST giới tính X quy định.

Đáp án từ câu 101-120 Trắc nghiệm ôn tập Quy luật di truyền Sinh học 12

101.D

102.C

103.C

104.A

105.C

106.D

107.A

108.B

109.C

110.A

111.D

112.A

113.A

114.C

115.A

116.C

117.B

118.A

119.A

120.B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 121-130 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 131. Cho một số thông tin sau:

  1. Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.
  2. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.
  3. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X.
  4. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO.
  5. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường.
  6. Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn.

Số trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là:

   A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 132. Làm thế nào để phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật làm lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng với đột biến gen trên ADN trong nhân gây bệnh bạch tạng của cây?

   A. Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng, đột biến trong nhân sẽ làm toàn thân có màu trắng.

   B. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ không di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến có thể di truyền được cho thế hệ tế bào sau.

   C. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến không di truyền được cho thế hệ tế bào sau.

   D. Không thể phân biệt được.

Câu 133. Cho sự biến đổi về chiều cao của cùng một giống lúa khi trồng ở các mực nước khác nhau

Sự tăng dần chiều cao của cây khi trồng ở mực nước càng sâu dần là do hiện tượng gì:

Mực nước (m)

0,1

0,2

0,5

0,7

1,0

1,2

Chiều cao cây (cm)

40

50

70

90

100

105

 

   A. Đột biến.                                                              B. Thường biến.

   C. Thích nghi kiểu gen.                                            D. Sinh trưởng vượt mức giới hạn.

Câu 134. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng Sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

   A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.... đã thay đổi làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.

   B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất do môi trường sống ở các vùng có sự sai khác nhau.

   C. Năng suất thu được giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định

   D. Tập hợp tất cả các kiểu hình về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 135. Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận

Phép lai nghịch

P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh

P : ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm

F1: 100% số cây lá đốm

F1: 100% số cây lá xanh

 

Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F1 ở phép lai thuận thì theo lí thuyết, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài cây này di truyền theo quy luật nào?

   A. 100% số cây lá xanh, liên kết giới tính.

   B. 100% số cây lá xanh, di truyền ngoài nhân.

   C. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân.

   D. 100% số cây lá đốm, phân li.

Câu 136. Khi nói về sự liên quan giữa kiểu gen, kiểu hình về môi trường thì câu nào sai?

   A. Giữa kiểu gen với ngoại cảnh và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp.

   B. Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen có tác động riêng rẽ độc lập nhau.

   C. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động giữa các gen và ngoại cảnh.

   D. Ngoài tác động giữa các gen alen, còn tác động tương hỗ các gen không alen quy định sự hình thành tính trạng.

Câu 137. Một bệnh di truyền gây nên chứng động kinh ở người là do:

   A. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong nhân làm cho các tế bào thần kinh không sản sinh đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô thần kinh bị thoái hóa.

   B. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô bị thoái hóa.

   C. Một đột biến mất đoạn NST số 9 làm cho cơ thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào thần kinh bị chết và các mô bị thoái hóa.

   D. Một đột biến thay thế hai cặp nucleotit ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô bị thoái hóa.

Câu 138. Cho các bước sau:

  1. Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.
  2. Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.
  3. Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau:

   A. (1) → (2) → (3).          B. (1) → (3) → (2).        C. (3) → (1) → (2).        D. (2) → (1) → (3).

Câu 139. Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường?

   A. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chỉ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài cơ thể.

   B. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã có sẵn mà chỉ truyền cho con alen để tổ hợp với nhau thành kiểu gen.

   C. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

   D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

Câu 140. Cho các phát biểu sau về ADN trong nhân và ADN ngoài nhân:

  1. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân.
  2. ADN ngoài nhân liên kết với protein histon còn ADN trong nhân thì không.
  3. Nhìn chung, ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit nhiều hơn so với ADN ngoài nhân.
  4. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng thẳng còn ADN ngoài nhân có cấu trúc đơn dạng vòng.

Số phát biểu đúng là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 141. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

   A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.

   B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ đều bị bệnh.

   C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới.

   D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.

Câu 142. Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhiễm sắc thể.
  2. Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến và di truyền cho thế hệ sau.
  3. ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.
  4. ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.

   A. 1                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 2

Câu 143. Ở cây vạn niên thanh người ta thấy đôi khi lá cây xuất hiện các đốm xanh và trắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

   A. Tác động của môi trường.                                  B. Đột biến gen trong tế bào chất.

   C. Đột biến gen ở trong nhân.                                D. Đột biến gen trong lục lạp.

Câu 144. Cho các phát biểu về thường biến như sau:

  1. Có khả năng di truyền được cho thế hệ sau.
  2. Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
  3. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
  4. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.
  5. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về thường biến?

   A. 5                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 4

Câu 145. Sự mềm dẻo kiểu hình được hiểu là:

   A. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

   B. Sự điều chinh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.

   C. Tính trạng có mức phản ứng rộng.

   D. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định.

Câu 146. Chọn phát biểu sai:

   A. Màu hoa là tính trạng biểu hiện chỉ phụ thuộc vào kiểu gen.

   B. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số lượng.

   C. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ta phải tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.

   D. Không có giống cây trồng hoặc vật nuôi nào thể hiện sự vượt trội hơn so với các giống khác trong mọi điều kiện môi trường.

Câu 147. Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra:

  1. Tất cả cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau.
  2. Tất cả cây con tạo ra đều có sức sống như nhau.
  3. Tất cả các cây con đều có kiểu hình đồng nhất.
  4. Tất cả các cây con đều có kiểu gen giống mẹ.

Số phát biểu đúng là:

   A. 0                                   B. 1                                   C. 2                                   D. 3

Câu 148. Cho hai mệnh đề (a) và (b), nhận xét nào sau đây về hai mệnh đề là đúng:

  1. Gen ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ vì
  2. Khối tế bào chất của giao tử cái lớn gấp nhiều lần tế bào chất của giao tử đực.

   A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.

   B. (a) đúng, (b) sai.

   C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.

   D. (a) sai, (b) đúng.

Câu 149. Khi cho giao phối hai dòng côn trùng cùng loài thân có màu đen và thân có màu xám với nhau thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ:

  1. Ở giới đực: 3 thân đen: 1 thân xám.
  2. Ở giới cái: 3 thân xám: 1 thân đen.

Biết màu thân do 1 gen có 2 alen quy định. Khẳng định nào sau đây đúng?

   A. Tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.

   B. Có hiện tượng gen gây chết ở giới cái gây ra các tỉ lệ khác nhau ở đực và cái.

   C. Tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định.

   D. Sự biểu hiện của tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.

Câu 150. Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính: gam/1000 hạt), người ta thu được kết quả ở bảng sau và một số nhận định:

Giống lúa

A

B

C

D

Khối lượng tối đa

.300

260

345

325

Khối lượng tối thiểu

200

250

190

270

 
  1. Tính trạng khối lượng hạt lúa là tính trạng chất lượng vì có mức phản ứng không quá rộng.
  2. Trong 4 giống lúa, giống C là giống có mức phản ứng rộng nhất.
  3. Trong 4 giống lúa, giống B là giống có mức phản ứng hẹp nhất.
  4. Ở vùng có điều kiện khí hậu ổn định như đồng bằng sông Cửu Long nên trồng giống lúa C
  5. Ở vùng có điều kiện khí hậu thất thường như vùng Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ nên trồng giống lúa B.

Số nhận định đúng là:

   A. 2                                   B. 1                                   C. 5                                   D. 4

Đáp án từ câu 131-150 Trắc nghiệm ôn tập Quy luật di truyền Sinh học 12

131.C

132.A

133.B

134.D

135.C

136.B

137.B

138.B

139.A

140.B

141.A

142.D

143.D

144.B

145.A

146.A

147.A

148.A

149.D

150.A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 151-162 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 62 Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao ôn tập chuyên đề Quy luật di truyền Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?