Tông ôn Sự phân bố dân cư ở nước ta Địa lý 12

PHÂN BỐ DÂN CƯ CHƯA HỢP LÍ

I. Lý thuyết

Mật độ dân số trung bình 254 người/ km2 (2006), phân bố không hợp lí giữa các vùng :

Phân bố dân cư

a. Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi

– Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).

– Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/ km2).

b. Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn

Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% .

+ Phạm vi từng vùng miền cũng chênh lệch (mật độ ĐBSH cao gấp 2,8 lần ĐBSCL; trung du và miền núi thì càng lên cao thì càng giảm).

+ Ngay trong nội bộ vùng cũng không hợp lí (ĐBSH thì Thái Bình là 1.200 người / km2 còn Ninh Bình thì 650 người / km2).

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến

A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.

B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.

C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.

D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.

Đáp án: Vùng đồng bằng đất chật người đông, tài nguyên cạn kiệt.

⇒ người lao động di cư lên vùng núi và trung du để khai phá đất đai, phát triển sản xuất.

⇒ tình trạng di dân tự phát, khai phá mở rộng đất sản xuất ồ ạt + trình độ canh tác lạc hậu ⇒ làm cho tài nguyên rừng, đất đai bị tàn phá nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Cho bảng số liệu:

Dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015

(Đơn vị: nghìn người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 theo bảng số liệu là:

A. Cột chồng.

B. Cột ghép.

C. Đường.

D. Kết hợp cột với đường.

Đáp án: Biểu đồ cột thường thể hiện số lượng của đối tượng, trong thời gian từ 4 năm trở lên.

- Đề bài yêu cầu thể hiện tình hình phát triển dân số của 3 đối tượng (tổng số dân, dân số thành thị và nông thôn), giá trị tuyệt đối- nghìn người.

⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 theo bảng số liệu là biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối (Mỗi cột thể hiện 3 đối tượng: tổng số dân, dân số thành thị, dân số nông thôn).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là

A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.

B. có khí hậu thuận lợi, ôn hòa.

C. có nền kinh tế rất phát triển.

D. có lực lượng sản xuất có trình độ, chuyên môn cao.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời ở nước ta. Là vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nên dân cư tập trung đông đúc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Nguyên nhân cơ bản khiến đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.

B. khí hậu thuận lợi hơn.

C. giao thông thuận tiện hơn.   

D. lịch sử định cư sớm hơn.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, giao thông thuận lợi…

⇒ Loại trừ đáp án A, B, C

⇒ Lịch sử định cư: đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn (hàng ngàn năm)

⇒ dân cư tập trung đông đúc hơn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nhân tố đóng vai trò quyết định đến phân bố nước ta hiện nay là

A. các điều kiện tự nhiên.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. chuyển cư, nhập cư.

Đáp án: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,... Ví dụ: Đông Nam Bộ có lực lượng sản xuất có chuyên môn, kĩ thuật, có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ phát triển nên tập trung nhiều dân cư. Còn các vùng miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp lạc hậu, máy móc thô sơ,… dân cư tập trung ít, thưa dân,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Đáp án: → phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động

Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến

⇒ Vùng thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng chuyên canh lúa nước nhưng lịch sử khai thác lãnh thổ còn trẻ. Vùng có dân số ít hơn Đồng bằng sông Hồng.

⇒ Vậy lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác sẽ thu hút phần lớn dân cư vê đây sinh sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có

A. Ngành du lịch phát triển nhất.

B. Nền kinh tế phát triển nhất.

C. Mật độ dân số thấp nhất.

D. Ngành chăn nuôi phát triển nhất.

Đáp án: Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc có dân cư thưa thớt, vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (69 người/km2).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là vì

A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.

B. lịch sử định cư sớm hơn.

C. nguồn lao động ít hơn.

D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.

Đáp án: Vùng trung du và miền núi có điều kiện sống khó khăn: địa hình hiểm trở, giao thông qua lại không thuận lợi ⇒ dân cư phân bố thưa thớt

Đáp án cần chọn là: A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tông ôn Sự phân bố dân cư ở nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?