Chiến lược phát triển dân số hợp lí ở nước ta hiện nay Địa lý 12

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ HỢP LÍ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU NGUỒN LAO ĐỘNG  NƯỚC TA

I. Lý thuyết

– Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

– Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

– Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

– Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

– Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.

– Đông dân

+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..

– Có nhiều thành phần dân tộc:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

– Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.

Câu 2. Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa.

* Nguyên nhân : Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng do quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên dân số vẫn tiếp tục tăng.

-Ví dụ:

+Với số dân 65 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mỗi năm dân số tăng 0,975 triệu người.

+Nếu quy mô dân số 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,3%, thì mỗi năm dân số tăng thêm 1,105 triệu người.

+Nếu quy mô dân số 90 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,0%, thì mỗi năm dân số tăng thêm 0,9 triệu người.

Câu 3. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí ? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

+Lý do nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí

– Ở đồng bằng : đất chật (chiếm 1/4), người đông (chiếm 3/4), khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động và khai thác tài nguyên hiện có.

– Ở miền núi và cao nguyên : đất đai rộng lớn (chiếm 3/4), tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu lao động nhất là lao động có kĩ thuật, nên nhiều loại tài nguyên chưa được khai thác hợp lí hoặc còn dưới dạng tiềm năng. Kết quả là kinh tế chậm phát triển, thiếu lao động có kỹ thuật, cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng yếu kém nên không thể khai thác hết các ưu đãi của tài nguyên, đời sống nhân dân thấp kém.

– Ở thành thị : quá trình đô thị hóa không phù hợp với quá trình CNH gây nên nhiều khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, tỉ lệ thất nghiệp cao, giao thông, các vấn đề XH khác và ô nhiễm môi trường đô thị.

– Ở nông thôn : chủ yếu là lao động thuần nông, đất canh tác ít nên tình trạng dư thừa lao động nhưng lại thiếu việc làm.

+Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

– Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

– Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

– Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

– Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

– Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Câu 4: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Đáp án: → phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động

Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến

⇒ Vùng thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng chuyên canh lúa nước nhưng lịch sử khai thác lãnh thổ còn trẻ. Vùng có dân số ít hơn Đồng bằng sông Hồng.

⇒ Vậy lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác sẽ thu hút phần lớn dân cư vê đây sinh sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nhân tố đóng vai trò quyết định đến phân bố nước ta hiện nay là

A. các điều kiện tự nhiên.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. chuyển cư, nhập cư.

Đáp án: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,... Ví dụ: Đông Nam Bộ có lực lượng sản xuất có chuyên môn, kĩ thuật, có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ phát triển nên tập trung nhiều dân cư. Còn các vùng miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp lạc hậu, máy móc thô sơ,… dân cư tập trung ít, thưa dân,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở khu vực này.

B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. Tăng tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Đáp án: Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi, đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng, công nghiệp chế biến...đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi ⇒ điều này góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, miền ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đông Nam Bộ

Đáp án: A

Câu 8: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta

A. Đông Bắc      

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ      

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây

B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh

C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2

D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Sử dụng phương pháp loại trừ, ta thấy:

- Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây.

- Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 120 người/km2. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

- Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Huế và Vinh -> Ý B sai.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức

A. Dưới 100 người/km2      

B. Từ 101 – 200người/km2

C. Từ 201 – 500 người/km2     

D. Trên 500 người/km2

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức dưới 120 người/km2. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện tự nhiên khó khăn, nền kinh tế còn chưa phát triển,…

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở

A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia

B. Dải ven biển

C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu

D. Vùng bán đảo Cà Mau

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố dọc dải ven sông Tiền và sông Hậu. Đây là khu vực có đất phù sa màu mỡ, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn,… thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội,…

Câu 11: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?

A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội

B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường

C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn

D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội

Đáp án: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chiến lược phát triển dân số hợp lí ở nước ta hiện nay Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?