TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
| KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề -------------------------- |
1. ĐỀ 1
Câu 1 (NB): Trong các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể, sợi siêu xoắn có đường kính
A. 300nm B. 11nm C. 30nm D. 70nm
Câu 2 (TH): Tại một bệnh viện phụ sản, khi thực hiện kĩ thuật chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp tế bào, người ta phát hiện tế bào của thai nhi có 47 nhiễm sắc thể. Thai nhi này đã mắc phải dạng đột biến
A. thể một nhiễm. B. thể ba nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 3 (TH): Một gen ở vi khuẩn mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh gồm 248 axit amin. Do đột biến đã tạo ra một gen có chiều dài không đổi so với gen ban đầu nhưng mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoản chỉnh chỉ gồm 125 axit amin. Dạng đột biến nào đã xảy ra ở gen ban đầu?
A. Đột biến thêm một cặp nucleotit. B. Đột biến thay thế một cặp nucleotit.
C. Đột biến mất một cặp nucleotit. D. Đột biến mất một đoạn nucleotit.
Câu 4 (TH): Để tạo ra tế bào đột biến tứ bội từ tế lưỡng bội bình thường, theo lí thuyết cần dùng consixin tác động vào giai đoạn nào trong chu kì tế bào?
A. Kì giữa của nguyên phân B. Pha G2 của kì trung gian.
C. Kì sau của nguyên phân D. Pha S của kì trung gian
Câu 5 (TH): Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit.
B. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.
C. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.
D. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại protein khác nhau.
Câu 6 (TH): Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu hình bằng nhau?
A. Aabb × Aabb B. AaBB × aabb C. AaBb × AaBb D. Aabb × aaBb.
Câu 7 (TH): Một loài thực vật, cho cây thân cao, lá nguyên giao phấn với cây thân thấp, lá xẻ (P), thu được F1 gồm toàn cây thân cao, lá nguyên. Lai phân tích cây F1, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, lá nguyên : 1 cây thân cao, lá xẻ : 1 cây thân thấp, lá nguyên : 1 cây thân thấp, lá xẻ. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 1/3 số cây thân cao, lá xẻ.
B. Cây thân cao, lá nguyên ở Fa và cây thân cao, lá nguyên ở F1 có kiểu gen giống nhau.
C. Cây thân cao, lá xẻ ở Fa đồng hợp tử về 2 cặp gen.
D. Cây thân thấp, lá nguyên ở Fa giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử.
Câu 8 (NB): Đặc điểm nào sau đây của mã di truyền chứng minh tính thống nhất của sinh giới?
A. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin.
B. Một số bộ ba có thể cùng mã hóa 1 axit amin.
C. Các loài đều dung chung một bộ mã di truyền.
D. Mã di truyền được đọc liên tục theo một chiều.
Câu 9 (NB): Dạng đột biến cấu trúc nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết?
A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ. B. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể D. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 10 (NB): Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở mức
A. dịch mã. B. sau dịch mã. C. trước phiên mã D. phiên mã.
Câu 11 (VD): Ở người, tóc quăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp tử dự định sinh hai người con. Khả năng họ sinh được cả con trai, con gái, cả tóc quăn và tóc thẳng là
A. 37,5% B. 18,75% C. 9,375% D. 6,25%
Câu 12 (NB): Dạng đột biến nào sau đây không phải đột biến điểm?
A. Mất một cặp nucleotit. B. Thêm một cặp nucleotit.
C. Thay thế một cặp nucleotit D. Đảo vị trí các cặp nucleotit.
Câu 13 (VDC): Người ta chuyển một số vi khuẩn E. coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Số phân tử ADN ban đầu là 16.
Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880.
3 - Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1056.
4 - Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14 (NB): Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường?
A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôzơ.
B. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.
C. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.
D. Opêron Lac sẽ không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ.
Câu 15 (TH): Nhận xét nào sau đây đúng với quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. Cả hai mạch của gen có thể được dùng làm khuôn phiên mã.
B. mARN tạo ra ngắn hơn nhiều so với gen qui định nó.
C. Sản phẩm phiên mã chỉ tạo ra phân tử mARN.
D. mARN tạo ra mang thông tin của 1 hoặc một số gen.
Câu 16 (NB): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng là
A. đảo đoạn B. mất đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 17 (VD): Cho biết: alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho P thuần chủng cây thân cao hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp hoa trắng, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho toàn bộ F2 tự thụ phấn tạo ra F3. Theo lí thuyết, trong số cây F3 thì tỉ lệ kiểu hình thân cao hoa đỏ thu được là
A. 9/64 B. 15/64. C. 36/64 D. 25/64
Câu 18 (TH): Từ 4 loại nucleotit (A, U, G, X) có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa chứa 3 loại nucleotit khác nhau trong đó có 1 nucleotit loại A?
A. 16 B. 17 C. 15 D. 18
Câu 19 (TH): Phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đa bội?
A. Đột biến đa bội làm thay đổi số nhóm gen liên kết.
B. Cơ thể đa bội không có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể thuần chủng về tất cả các gen.
D. Thể đột biến đa bội lẻ không có ý nghĩa cho sản xuất.
Câu 20 (NB): Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
D. Không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
ĐÁP ÁN
1-A | 2-B | 3-B | 4-B | 5-A | 6-D | 7-B | 8-C | 9-C | 10-D |
11-B | 12-D | 13-C | 14-B | 15-D | 16-C | 17-D | 18-A | 19-C | 20-B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐỀ 2
Câu 1 (NB). Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?
A. Protein. B. Lipit. C. ADN. D. ARN.
Câu 2 (NB). Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là :
A. Địa lí – sinh thái. B. Hình thái. C. Sinh lí – hóa sinh. D. Cách li sinh sản.
Câu 3 (NB). Biện pháp nào sau đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?
A. Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.
B. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen.
C. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học.
D. Loại bỏ những cá thể không mong muốn.
Câu 4 (NB). Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Hiđrô. B. Cộng hoá trị. C. Ion. D. Este.
Câu 5 (NB). Đối tượng nào sau đây được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền?
A. Đậu hà lan. B. Ruồi giấm. C. Lúa nước. D. Chuột.
Câu 6 (NB). Lúa nước có 2n = 24. Mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 12. B. 48. C. 24. D. 6.
Câu 7 (NB). Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 8 (NB). Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?
A. Sinh vật ăn sinh vât. B. Kí sinh.
C. Cạnh tranh. D. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 9 (NB). Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền theo dòng mẹ?
A. Gen nằm ở ti thể. B. Gen nằm trên NST thường.
C. Gen nằm trên NST giới tính X. D. Gen nằm trên NST giới tính Y.
Câu 10 (NB). Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là:
A. 0,48. B. 0,40. C. 0,60. D. 0,16.
Câu 11 (NB). Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 12 (NB). Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?
A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
C. Crômatit. D. Sợi cơ bản.
Câu 13 (NB). Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen :
A. aabb. B. aaBB. C. AAbb. D. AaBb.
Câu 14 (NB). Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?
A. aabbdd. B. AabbDD. C. aaBbDD. D. aaBBDd.
Câu 15 (NB). Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Trung sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Cổ sinh.
Câu 16 (NB). Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Nhóm tuổi B. Tỉ lệ giới tính.
C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
D. Sự phân bố của các loài trong không gian.
Câu 17 (NB). Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?
A. Cá chép, ốc, tôm, cua. B. Giun đất, giun dẹp, chân khớp.
C. Cá, ếch, nhái, bò sát. D. Giun tròn, trùng roi, giáp xác.
Câu 18 (NB): Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng nhiệt đới?
A. Đồng rêu Hàn đới. B. Rừng lá kim.
C. Rừng lá rụng ôn đới. D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 19 (NB): Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Chân trước của mèo và cánh dơi. B. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn.
C. Vây ngực cá voi và chân trước của mèo. D. Mang cá và mang tôm.
Câu 20 (NB): Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Tốc độ gió. B. Vật kí sinh. C. Vật ăn thịt. D. Hỗ trợ cùng loài.
ĐÁP ÁN
1-A | 2-D | 3-D | 4-A | 5-B | 6-A | 7-B | 8-D | 9-A | 10-D |
11-C | 12-D | 13-D | 14-A | 15-C | 16-D | 17-A | 18-D | 19-D | 20-A |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3
Câu 1 (NB): Theo F. Jacôp và J. Mônô, trong cấu trúc của opêron Lac không có thành phần nào sau đây?
A. Vùng khởi động (P) B. Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.
C. Gen điều hòa (R) D. Vùng vận hành (O).
Câu 2 (NB): Loài động vật nào sau đây thực hiện quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí?
A. Châu chấu. B. Giun đất. C. Tôm càng xanh D. Thỏ.
Câu 3 (NB): Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
A. 5’XAU3’ B. 5’AUG3’ C. 3’AUG5’ D. 5’UAX3’
Câu 4 (NB): Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ protein loại histon với thành phần nào sau đây?
A. rARN B. tARN C. mARN D. ADN
Câu 5 (TH): Nhận định nào sau đây đúng?
A. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.
B. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
D. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X qua 2 lần tái bản ADN.
Câu 6 (NB): Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể D. mất đoạn nhiễm sắc thể
Câu 7 (TH): Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AaBb × AABb B. AABB × aaBb C. AaBb × AaBB. D. AaBb × AaBb.
Câu 8 (NB): Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là
A. ATP, CO2. B. ATP, NADPH, O2. C. ATP, O2, H2O D. NADPH, H2O.
Câu 9 (TH): Ở động vật, niêm mạc ruột có các nếp gấp, trên đó có các lông ruột cực nhỏ có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.
B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
Câu 10 (TH): Ở một loài động vật, biết tỉ lệ thời gian trong một chu kì tim là: nhĩ co: thất co: dãn chung = 1:3:4. Giả sử trong một phút có 40 chu kì tim thì thời gian của pha dãn chung là
A. 0,75s B. 0,4s. C. 0,8s D. 0,5s.
Câu 11 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình phiên mã và nhân đôi đều có mạch mới kéo dài theo chiều 5’→ 3’.
B. Quá trình phiên mã và nhân đôi ADN đều chỉ dựa trên mạch gốc làm khuôn là mạch có chiều 3’→5’.
C. Nguyên liệu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN là các loại nuclêôtit: A, T, G, × còn nguyên liệu môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là các loại nuclêôtit là: A, U, G, X.
D. Quá trình phiên mã do tác động của enzim ARN polimeaza còn nhân đôi là ADN polimeaza để lắp giáp các nuclêôtit của môi trường với các nuclêôtit của mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 12 (NB): Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể ba. Thể ba này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbDdEe. B. AaBbDEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbEe.
Câu 13 (NB): Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Giải phóng năng lượng ATP.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 14 (NB): Trường hợp tế bào của cơ thể sinh vật chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là
A. thể đa bội chẵn. B. thể lưỡng bội. C. thể lệch bội. D. thể dị đa bội.
Câu 15 (NB): Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?
A. AaBbDd B. AABbDd C. AaBBDd D. aaBBdd.
Câu 16 (TH): Khi bón quá nhiều phân hóa học, cây sẽ khó hấp thụ nước vì
A. áp suất thẩm thấu của đất giảm. B. áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
C. áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
Câu 17 (TH): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb x aabb (2)aaBb x AaBB (3) aaBb x aaBb (4) AABb x AaBb
(5) AaBb x AaBB (6) AaBb x aaBb (7) AAbb x aaBb (8) Aabb x aaBb
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 18 (TH): Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 nhiễm sắc thể khác nhau. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào sinh dưỡng thể một của loài chuột trên là
A. 18 B. 19 C. 37 D. 57
Câu 19 (NB): Trong cấu trúc của phân tử ARN, có mấy loại đơn phân?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 20 (NB): Trong thí nghiệm của mình, để xác định kiểu gen của các cơ thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã cho các cây này
A. tạp giao B. lai phân tích. C. tự thụ phấn. D. lai thuận nghịch
ĐÁP ÁN
1-C | 2-A | 3-A | 4-D | 5-C | 6-C | 7-D | 8-B | 9-B | 10-A |
11-B | 12-C | 13-D | 14-D | 15D- | 16-C | 17-C | 18-C | 19-B | 20-B |
{-- Còn tiếp--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Hưng Yên có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Ngô Lễ Tân
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyên Viết Xuân
Chúc các em học tập tốt !