Tổng ôn kiến thức về Một số kiểu địa hình ở nước ta Địa lí 12

MỘT SỐ KIỂU ĐỊA HÌNH

A. Lý thuyết

Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài có thể chia đia hình Việt Nam thành các kiểu địa hình chính sau: Núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng.

1. Kiểu địa hình núi:

- Bao gồm:

+ Miền núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m

+ Miền nui trung bình có độ cao trung bình từ 1000 - 2000m

+ Miền núi cao có độ cao trên 2000m

- Đặc điểm chung: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn. Về ngoại hình thường là các khối núi hoặc dãy núi có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn. Các dãy núi lớn thường được ngăn cách với nhau bởi các thung lũng sông lớn.

2. Kiểu địa hình cao nguyên

- Là kiểu địa hình có độ cao khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng núi thấp bởi các vách bậc địa hình.

- Phân loại: ở nước ta có 3 kiểu địa hình cao nguyên chính:

+ Cao nguyên đá vôi (bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt, hiếm nước đặc biệt là vào mùa khô. Vd. cng Đồng Văn (Hà Giang), cng Bắc Hà - Lào Cai, cng Tả Phình- Sín Chải, cng Sơn La, Mộc Châu chạy dài theo hướng TB- ĐN).

+ Cao nguyên đất đá ba dan (dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn, trên bề mặt có nhiều di tích của hoạt động núi lửa, đất đai phì nhiêu. Loại cao nguyên này tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên(cng Kontum- Playcu, cng Đăklăk, Mơ Nong, Di Linh) và rìa của miền Đông nam bộ).

+ Cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích măc ma và biến chất.

3. Kiểu địa hình đồi

- Thường gặp ở vùng giáp ranh mang tính chất chuyển tiếp từ địa hình miền núi xuống đồng bằng có độ cao trung bình từ 50-85m.

- Kiểu địa hình này thuộc kiểu địa hình bóc mòn do tác động của quá trình ngoại lực phá hủy, xâm thực đá gốc hoặc thềm sông, thềm biển.

- Phân loại:

+ Đồi bát úp:gồm những quả đồi riêng biệt có kích thước tương tự nhau, ngăn cách với nhau bởi các thung lũng xâm thực

+ Dãy đồi: gồm các đồi  nối tiếp nhau dưới dạng yên ngựa hoặc lượn sóng, nằm xen kẽ nhau, giữa chúng là các khoảng trũng hoặc thung lũng.

- Thường gặp ở: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thuộc TDMNPB, hoặc ở Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai ở ĐNB.

4. Kiểu địa hình đồng bằng:

- Là bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông.

- Đặc điểm chung: rất bằng phẳng, trung bình < 20m, được bồi đắp bởi trầm tích biển, sông, trầm tích lục địa trên các vùng sụt lún,...

- Đặc trưng là : đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền trung.

5. Các kiểu địa hình đặc biệt:

a. Kiểu địa hình caxtơ:địa hình bị nước ăn mòn tạo thành các hang động, suối cạn, thung khô.

b. Kiểu địa hình bờ biển: kiểu địa hình bờ biển bồi tụ, kiểu địa hình bờ biển mài mòn, kiểu địa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn.

c. Kiểu địa hình đảo: kiểu địa hình đảo núi đất, núi đá ven bờ, kiểu địa hình đảo san hô.

B. Bài tập

Câu 1: Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc                B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc                           D. Tây Bắc

Đáp án: C

Câu 2: Cấu trúc địa hình với “ bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi

A.Đông Bắc                           B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                D. Trường Sơn Nam

Đáp án: A

Câu 3: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung:

A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm

D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn

Đáp án: B

Câu 4: Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi

A. Đông Bắc                          B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                D. Trường Sơn Nam

Đáp án: B

Câu 5: Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi

A. Đông Bắc                          B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Câu 6: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là

A. Đông Bắc                          B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                D. Trường Sơn Nam

Đáp án: D

Câu 7: thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

A. thung lũng sông Đà           B. thung lũng sông Lô

C. thung lũng sông Hồng      D. thung lũng sông Gâm

Đáp án: C

Câu 8: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. thung lũng sông Đà      B. thung lũng sông Mã

C. thung lũng sông Cả      D. thung lũng sông Thu Bồn

Đáp án: C

Câu 9: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là:

A. dãy Hoàng Liên Sơn         B. dãy Pu Sam Sao

C. dãy Hoành Sơn                  D. dãy Bạch Mã

Đáp án: D

Câu 10: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

A. Đông Bắc                          B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Câu 11: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

A. duyên hải Nam Trung Bộ              B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ       D. Đông Nam Bộ

Đáp án: D

Câu 12: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

A. ria đồng bằng ven biển miền Trung

B. ria phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long

C. ria phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng

D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích : Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng sông Hồng. Một số tỉnh điển hình nằm ở vùng trung du chuyển tiếp này là tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…

Câu 13: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh      B. Ngọc Linh

C. Lang Bian      D. Bà Đen

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598m). Một số đỉnh núi khác có độ cao trên 2000m là Chư Yang Sin (2405m), Bi Doup (2287m), Ngọc Krinh (2025m),…

Câu 14: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do

A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp

B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ

C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển

D. có nhiều cồn cát, đầm phá

Đáp án: C

Giải thích : Ở miền Trung có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,… đã chia cắt dải đồng bằng ở miền Trung thành các đồng bằng nhỏ, hẹp.

Câu 15: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?

A. Khoáng sản           B. nguồn thủy năng

C. nguồn hải sản        D. rừng và đất trồng

Đáp án: C

Giải thích: Vùng đồi núi nước ta là vùng giàu có nhất về tài nguyên khoảng sản (cả trữ lượng, số lượng và chất lượng), có trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (lớn nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên), có tài nguyên đất phong phú – màu mỡ và là kho xanh của nước ta nhưng lại nghèo tài nguyên thủy – hải sản do không giáp biển,…

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức về Một số kiểu địa hình ở nước ta Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?