Bộ đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Chu Văn An có đáp án

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

KỲ KIỂM TRA NĂNG LỰC HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN THI: SINH HỌC

Lớp 12

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1:

     a) “Ở tế bào động vật, cấu trúc này được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị protein tubulin hình thành cấu trúc dạng ống với đường kính khoảng 25nm, chúng cỏ mặt trong tế bào chất của tế bào”. Đoạn thông tin trên mô tả một cấu trúc điển hình có mặt trong tế bào chất của tế bào nhân thực. Hãy chỉ ra ít nhất 4 chức năng của cấu trúc này trong tế bào động vật.

     b) Hiệu quả điều trị bệnh bằng kháng sinh đối với những bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy thường thấp hơn so với những người bình thường không nghiện chất kích thích. Từ cơ sở cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào, hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu 2:

Muối dưa là một trong các phương pháp chế biến nông sản phổ biến ở Việt Nam. Cơ sở của phương pháp này là quá trình lên men lactic. Vi sinh vật thường thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số lượng tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật trên và giá trị pH trong quá trình lên men lactic dưa cải. Ôxi hoà tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ 22.

     a) Giải thích nguyên nhân sự biến đổi giá trị pH trong 6 ngày đầu tiên của quá trình.

     b) Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau ngày thứ 26?

     c) Tại sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men?

Câu 3:

     a) Hình ảnh bên đây mô tả cấu trúc của virus Ebola - loại virus gây sốt xuất huyết ở người và một loài linh trưởng. Hãy ghi chú và mô tả cấu trúc của virus này.

     b) Từ việc xác định cấu tạo của virus Ebola ở trên và các hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày quá trình nhân lên của virus trong tế bào của cơ thể người.

Câu 4:

     Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, người ta lấy 4 đĩa Petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa Petri được đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng nào đó. Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm, người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ âm và đặt trong điều kiện môi trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Câu 5:

     a) Vai trò sinh lý của các sắc tố phụ có mặt trong lá cây là gì? Phát biểu “diệp lục có mặt ở mọi loài thực vật quang hợp” là đúng hay sai? Giải thích.

     b) Nêu những điểm khác nhau giữa enzyme Rubisco và PEP carboxylase về các tiêu chí: vị trí, cơ chất, phản ứng xúc tác, ái lực với CO2.

Câu 6:

     a) Một bác sĩ thú y điều trị bệnh cho trâu, bò trong một khu chăn nuôi trong một khoảng thời gian dài. Bác sĩ giải thích với chủ trang trại rằng: “việc điều trị kháng sinh cho trâu, bò bằng đường uống hay đường tiêm đều cho kết quả như nhau”. Nhận định trên của bác sĩ đúng hay sai? Giải thích.

     b) Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?

     c) Một bác sĩ dùng  để điều trị một bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến chức năng hô hấp. Theo em người bệnh có biểu hiện như thế nào? Bác sĩ đặt giả định gì về sinh hóa máu của bệnh nhân?

Câu 7:

     a) Nêu đặc điểm, vị trí động mạch vành tim. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt này?

     b) Tại sao những người nghiện thuốc lá thường mắc chứng huyết áp cao?

Câu 8:

     Ở tế bào nhân sơ, phần lớn ADN miền nhân có dạng mạch vòng trong khi đó nhiễm sắc thể của tế bào nhân thực, phân tử ADN có dạng thẳng.

     a) Chỉ ra 4 nguyên tắc chung trong quá trình tự sao của cả hai loại phân tử ADN này và giải thích các nguyên tắc chung đó.

     b) Tại sao ở tế bào nhân thực, quá trình tự sao ADN dẫn tới chiều dài ADN ngắn dần theo thời gian? Ý nghĩa của hiện tượng này và biện pháp khắc phục?

Câu 9:

Khi nghiên cứu sự di truyền một căn bệnh ở người do một trong 2 alen của một locus chi phối người ta thấy quần thể cân bằng di truyền với tần số alen trội là 0,6. Một gia đình trong quần thể có phả hệ như hình bên, những cá thể màu đen là bị bệnh.

     a) Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng nghiên cứu.

     b) Có tối đa bao nhiêu cá thể có thể xác định được chính xác kiểu gen? Giải thích.

     c) Nếu người phụ nữ 8 kết hôn với người đàn ông lành bệnh trong quần thể thì xác suất sinh một đứa con bị bệnh là bao nhiêu?

     d) Nếu người đàn ông 10 kết hôn với một người nữ lành bệnh trong quần thể và sinh 2 con, tính xác suất để ít nhất 1 con của họ lành bệnh?

Câu 10:

     Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ: 18 cây thân cao, hoa trắng: 32 cây thân thấp, hoa trắng: 43 cây thân thấp, hoa đỏ.

     a) Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai.

     b) Nếu cho cây (P) tự thụ phấn, xác định tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ đồng hợp trong số những cây thân cao, hoa đỏ được tạo ra.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung trả lời

1

a

Đoạn thông tin trên mô tả cấu trúc vi ống trong tế bào nhân thực (microtubulin). Có thể chỉ ra các chức năng của vi ống trong tế bào động vật bao gồm:

+ Tham gia thành phần của khung xương tế bào, định hình và duy trì hình dạng của tế bào.

+ Tham gia vào sự vận động, sự phân ly của nhiễm sắc thế trong quá trình phân bào (vi ống thể động - tơ vô sắc và vi ống không thể động).

+ Làm “đường ray” cho sự vận động của các bào quan, các túi vận chuyển trong tế bào.

+ Tham gia cấu trúc nên trung thể, lông và roi, hỗ trợ cho sự vận động của tế bào.

b

+ Người có tiền sử nghiện ma túy trong một thời gian dài có các tế bào đặc biệt là các tê bào gan có sự phát triên bất thường của lưới nội chất trơn.

+ Lưới nội chất trơn phát triển tham gia vào cơ chế giải độc các thành phần có mặt trong ma túy bằng cách gắn các gốc hydroxyl vào các hợp chất này, tăng tính hòa tan và đào thải ra bên ngoài.

+ Khi điều trị bệnh cho những người có tiền sử nghiện ma túy trong thời gian dài bằng kháng sinh, do sự phát triên mạnh của hệ thống lưới nội chất tham gia vào quá trình giải độc tố nên lượng kháng sinh bị đào thải nhiều hơn so với người bình thường, do vậy hiệu quả điều trị bệnh thấp hơn.

2

a

+ Trong 6 ngày đầu tiên có sự gia tăng số lượng tế bào vi khuẩn lactic, đối tượng chính của quá trình chế biến rau cải, sản phẩm của quá trình chuyển hóa này là axit lactic.

+ Sự có mặt của axit lactic do quá trình lên men tạo ra làm giảm giá trị pH của dung dịch.

+ Bên cạnh đó, nấm men cũng có sự gia tăng số lượng và sự có mặt của nấm sợi trong dung dịch muối dưa cũng có thể tạo ra các axit hữu cơ khác từ các quá trình sống như đường phân hoặc chu trình Krebs.

+ Sự có mặt của các axit hữu cơ kể trên tiếp tục làm giảm giá trị pH của dung dịch cho đến khi đối tượng chính của quá trình này là vi khuẩn lactic ổn định về số lượng.

b

+ Nấm men sinh trưởng nhanh trong các ngày thứ 10 đến ngày 26, sau đó giảm mạnh ở sau ngày 26 vì quá trình sống của nấm men chịu sự chi phối của giá trị pH.

+ Nấm men phát triển tốt nhất trong dải pH từ 4 đến 4,5 và khi vượt ra khỏi pH tối ưu thì tỷ lệ chết gia tăng làm giảm số lượng tế bào nấm men.

c

+ Nhân tố chính quan trọng có sự biến thiên trong quá trình lên men dưa muối là giá trị pH của dung dịch.

+ Giai đoạn cuối của quá trình lên men vẫn tìm thấy nấm sợi với khả năng duy trì sinh trưởng là do chúng có thể chống chịu với điều kiện pH thấp.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4  của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

a

- Chức năng của các sắc tố phụ:

+ Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục ở trung tâm phản ứng.

+ Quang bảo vệ: Các sắc tố phụ thường hấp thụ các bước sóng ngắn mang năng lượng cao nên có vai trò bảo vệ các sắc tố chính, tránh hiện tượng các sắc tố chính bị tổn thương.

+ Sắc tố phụ có thế đóng vai trò hấp thu nhiệt, làm ấm cơ thể đối với các thực vật ở vùng lạnh.

- Đồng ý với ý kiến trên vì diệp lục (đặc biệt là diệp lục a) có mặt ở trung tâm của hệ quang hóa, là sắc tố bắt buộc phải có để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sắc tố phụ khác không có khả năng trên.

b

Đặc điểm

Rubisco

PEP carboxylase

Vị trí

Lục lạp của tế bào bao bó mạch ở thực vật C4, lục lạp của tế bào mô giậu ở thực vật C3, CAM.

Lục lạp của tế bào mô giậu ở thực vật C4

Cơ chất

RiDP, O2, CO2

PEP, CO2

Phản ứng xúc tác

  • RiDP + CO2 => 2 APG.

RiDP + O2 => APG+ AG

- PEP+CO2=>oxaloaxetat.

Ái lực với CO2

 

Thấp hơn

Cao hơn

 

6

a

+ Nhận định của bác sĩ là không chính xác, do:

+ Trong ống tiêu hóa của trâu và bò có các vi sinh vật cộng sinh tham gia vào chu trình tiêu hóa cellulose. Khi đưa kháng sinh theo đường uống/ăn kháng sinh sẽ tiếp xúc với các vi khuẩn cộng sinh, tiêu diệt chúng và dẫn tới làm giảm hiệu quả tiêu hóa, từ đó hiệu quả điều trị bệnh sẽ không bằng đường tiêm.

b

- Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng.

- Nguyên nhân:

+ Khi huyết áp giảm Vận tốc máu giảm Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải CO2 giảm  Lượng CO2 trong máu cao hơn bình thường.

+ Sự thay đối huyết áp + hàm lượng CO2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thế áp lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh  xung thần kinh chuyển về hành tủy

Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường mức hoạt động hô hấp tích cực hơn để loại thải CO2 khỏi máu.

c

- Dùng  để trung hòa H+ biểu hiện của bệnh nhân là thở nhanh.

- Bác sĩ giả định thở nhanh là sự đáp ứng của cơ thể với pH máu thấp. Nhiễm axít chuyển hóa làm giảm pH máu có nhiều nguyên nhân như tiểu đường, sốc, ngộ độc..

7

a

+ Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, ngay trên van bán nguyệt.

+ Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiêu hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm.

Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.

+ Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim.

Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì vậy lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co.

b

+ Trong thuốc lá có khí CO => vào máu tranh Hb => HbCO -> HbO2 => vận chuyển O2 kém => [O2] trong máu giảm.

+ [O2] tác động thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh =>kích thích hệ giao cảm =>tim tăng nhịp và lực co ->HA tăng.

+ [O2]  tác động đến gan và thận tiết erythopoeitin (EPO) =>kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu =>số lượng hồng cầu =>Tăng độ quánh của máu =>huyết áp tăng.

8

a

Quá trình tự sao ADN của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều tuân theo 4 nguyên tắc căn bản, đó là:

+ Nguyên tắc khuôn mẫu: Nhờ enzyme tháo xoắn, hai mạch đơn ADN tách rời nhau, mỗi mạch đơn đều được sử dụng làm khuôn cho việc lắp ghép các đơn phân mới nhờ enzyme.

+ Nguyên tắc bố sung: Việc lắp ghép các đơn phân vào mỗi mạch khuôn mới đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A môi trường liên kết với T mạch khuôn bằng 2 liên kêt hydro và ngược lại, đồng thời G môi trường liên kết với X mạch khuôn bằng 3 liên kết hydro và ngược lại.

+ Nguyên tắc nửa gián đoạn: Do quá trình tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’ - 3’, mà quá trình tháo xoắn mạch kép trên mỗi chạc tái bản chỉ xảy ra theo một chiều, do vậy mỗi mạch đơn ADN mới đều được tổng hợp một nửa liên tục, một nửa gián đoạn bằng việc hình thành các đoạn okazaki.

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: Hai phân tử ADN con sau quá trình tái bản đểu có một mạch của ADN cũ và môt mặch mới tổng hợp nên gọi là hiện tượng bán bảo toàn.

b

+ Ở tế bào nhân sơ, ADN dạng mạch vòng, trong quá trình tự sao có tạo ra các đoạn mồi, nhưng các đoạn mồi đều được loại bỏ và thay thế bằng ADN và cuối cùng các đoạn ADN rời nhau sẽ được nối lại bằng enzyme ADN lyase.

+ Ở tể bào nhân thực, ADN mạch thẳng, trong quá trình tự sao hẩu hết các đoạn mồi đều được thay thế bằng ADN và các đoạn ADN rời nhau được nối lại bằng enzyme ADN lyase giống như ở tế bào nhân sơ, tuy nhiên ở phần đầu mút ADN, khi đoạn mồi 5’-3’ bị loại bỏ, nó không có đầu 3’OH ở phần cuối cùng để tổng hợp ADN bổ sung, do vậy đoạn ADN bị thiếu hụt ở phần này. Sau nhiều lần tự sao, các đầu mút ADN sẽ ngắn dần gọi là hiện tượng sự cố đầu mút.

+ Hiện tượng sự cố đầu mút có ý nghĩa ngăn chặn sự phân chia tế bào vượt quá số lần cho phép và chống lại hiện tượng ung thư. Khi tế bào phân chia đến một số lần nhất định thì đoạn ADN ngắn đến một điểm, nó trở thành tín hiệu chết theo lập trình khiến tê bào chết đi mà không phân chia nữa.

+ ơ các tế bào sinh dục, để bảo tồn ADN quá trình tái bản cần có sự có mặt của enzyme telomerase, enzyme này mang sẵn một đoạn ARN làm khuôn cho việc tổng hợp đoạn ADN bô sung sau khi đoạn môi bị loại bỏ, do đó ADN sẽ được bù đắp mà không ngăn đi theo thời gian, vật chất di truyền sẽ được truyền nguyên vẹn cho tế bào con.

9

a

- Cặp 3-4 lành bệnh sinh con bị bệnh, chứng tỏ bệnh do alen lặn chi phối.

- Nếu alen lặn nằm trên NST X thì cá thể 2 có kiểu gen XaXa và các các thế 5, 7 đều có kiểu gen XaY và bị bệnh, trái với thực tế do vậy: Bệnh do alen lặn của locus nằm trên NST thuờng chi phối.

b

Nguời số 2 có kiểu gen đồng hợp lặn, các cá thể ở thế hệ thứ 2 có kiểu gen dị hợp vì nhận alen lặn từ mẹ, người 3 lành bệnh mà sinh con bệnh nên có kiểu gen dị hợp. Người số 10 có kiểu gen đồng hợp lặn.

Các cá thể 1, 8, 9 chưa thể xác định được kiểu gen. Vậy, có tối đa 7 cá thể có thể xác định được kiểu gen.

c

Trong quần thể cân bằng di truyền A = 0,6 => cấu trúc: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa, trong số người lành bệnh thì người có kiểu gen AA chiếm 0,36/0,84 = 3/7, người có kiểu gen Aa chiếm 4/7.

Nếu người 8 (1/3AA: 2/3Aa) x người trong quần thể (3/7AA: 4/7Aa) thì xác xuất sinh con bị bệnh là: 2/3 x 4/7 x 1/4 = 9,52%.

d

Người 10 (aa) kết hôn với phụ nữ lành bệnh (3/7AA: 4/7Aa).

Xác suất sinh 2 con, trong đó có ít nhất 1 con lành bệnh là: 1 - 1 x 4/7 x 1/2 (bị bệnh) x 1/2 (bị bệnh) = 85,71%.

10

a

+ Cây hoa đỏ (P) dị hợp lai phân tích: Aa x aa =>1 Aa (đỏ): l aa (trắng).

Cây thân cao (P) dị hợp 2 cặp gen lai phân tích: => BbDd x bbdd => 1 đỏ: 3 trắng, chứng tỏ tương tác 9 đỏ: 7 trắng, hai cặp Bb và Dd phân ly độc lập.

Quy ước B-D- đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng.

Phép lai phân tích BbDd x bbdd => l BbDd (đỏ): 3 (lbbDd + lBbdd + lbbdd) trắng.

+ Nếu 3 cặp gen phân li độc lập, ta sẽ được tỷ lệ kiểu hình (1:1)(1:3) = 1:1:3:3, trái thực tế, do đó một ữong 2 cặp Bb hoặc Dd liên kết với Aa.

Có sự xuất hiện đủ của 4 lớp kiểu hình, chứng tỏ có hiện tượng hoán vị gen. Vì vai trò của B và D trong việc hình thành kiểu hình là như nhau, do đó việc cặp Aa liên kết với Bb hay Dd đều như nhau.

+ Ta có phép lai [AaBbDd] x [aabbdd], cơ thể đồng hợp lặn chỉ cho 1 loại giao tử [abd], nên kiểu hình đời con hoàn toàn phụ thuộc vào giao tử của cơ thể [AaBbDd] Cây cao, đỏ [AaBbDd] chiếm tỷ lệ 7%, chứng tỏ giao tử [ABD] chiếm 7%, giao tử ẠB hoặc ẠD chiếm tỷ lệ 14% < 25%, do đó đây là giao tử hoán vị.

+ Kiểu gen của cơ thể đem lai  hoặc

b

- Vì vai trò của B và D là như nhau trong việc tương tác tạo màu hoa, nên ta tính , Ab

toán dựa trên kiếu gen

Tần số hoán vị là 14%x2 = 28%.

- Phép lai:  x  tạo ra đời sau:

+  x tạo ra đời sau 51,96%A-B-. aB aB

+ Dd X Dd =>3/4D-: l/4dd.

Cây cao, đỏ chiếm tỷ lệ 51,96% x 3/4 = 38,97%.

Trong số đó, cây thuần chủng chiếm: 14%AB x 14%AB x 25%DD = 0,49%.

Tỷ lệ cần tìm là = 0,49%/38,97% = 1,26%.

 

2. ĐỀ 2

Câu 1:

       Khi nói về hậu quả của đột biến gen, dạng nào của đột biến điểm có thể tạo gen đột biến quy định chuỗi pôlipeptit ngắn hơn chuỗi pôlipeptit do gen bình thường quy định? Trong tự nhiên, dạng đột biến nào là phổ biến nhất? Vì sao?

Câu 2:

a)  Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?

b) Phân biệt (về nguyên nhân và cơ chế) của hiện tượng trao đổi đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới hoán vị gen với hiện tượng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?

Câu 3:

       Sự phân tính về kiểu hình đời con theo tỷ lệ (3:1) có thể được biểu hiện ở những quy luật di truyền nào? Với mỗi quy luật, cho 1 ví dụ về kiểu gen, kiểu hình của P và kết quả phân li kiểu hình ở đời con.

Câu 4:

a) Một cây có kiểu gen AaBbDdEe, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội đều trội hoàn toàn. Khi cây trên tự thụ phấn. Tính theo lý thuyết:

- Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn là bao nhiêu?

- Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 1cặp gen đồng hợp trội, 3 cặp gen dị hợp là bao nhiêu?

b) Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Vì sao?

Câu 5:

       Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 16% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 10% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau.

a) Xác định số loại tinh trùng, số loại trứng tối đa của (P).

b) Xác định tỉ lệ hợp tử đột biến ở F1.

Câu 6:

Phân biệt giữa thể tứ bội với thể song nhị bội (về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành và sự tồn tại của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào)? Vì sao thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính?

Câu 7:

a) Thành phần dịch tuần hoàn ở côn trùng khác với thành phần dịch tuần hoàn của thú ở điểm nào?

b) Sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa động vật có ống tiêu hóa?

Câu 8:

Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm sau:

- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.

- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH ở đáy bình và đậy kín. Sau đó để cây ngoài sáng trong 10h.

- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá trong các bình A và B (bằng thuốc thử Iot).

Hãy cho biết:

- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày làm thí nghiệm?

- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào? Giải thích.

Câu 9:

Quá trình hô hấp của lớp cá xương và lớp chim có những đặc điểm nào đặc trưng giúp cho hô hấp hiệu quả cao?

Câu 10:

Khi phân tích về vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh, người ta xác đinh được kết quả sau :

Chủng VSV

Tỷ lệ % từng loại Nucleotit

A

T

U

G

X

Chủng số 1

10

10

0

40

40

Chủng số 2

20

30

0

20

30

Chủng số 3

22

0

22

27

29

Chủng số 4

35

0

35

15

15

Vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật này thuộc loại nào và có cấu trúc mạch đơn hay mạch kép? Giải thích ?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung trả lời

1

- Dạng đột biến điểm tạo gen đột biến có thể quy định chuỗi pôlipeptit ngắn hơn chuỗi pôlipeptit do gen bình thường quy định gồm: đột biến thay thế cặp nucleotit, đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.........................………...

- Dạng đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp nucleotit. ……..………..………...

- Vì: Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế 1 cặp nucleotit dễ xảy ra hơn ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào có thể hỗ biến thành dạng hiếm), hơn nữa phần lớn đột biến thay thế cặp nucleotit là các đột biến trung tính à dạng đột biến gen này dễ tồn tại phổ biến ở nhiều loài………...................

2

a) Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn ……..

Dạng đột biến không làm thay đổi hình thái NST: đảo đoạn, chuyển đoạn trong một NST ……………………………………………………………………………………..

b)

Trao đổi đoạn

Chuyển đoạn NST

- Nguyên nhân : do các NST trong cặp tương đồng nhân đôi bắt cặp với nhau, tiếp hợp Š đứt và trao đổi cho nhau những đoạn tương đồng (ở kỳ đầu giảm phân I).

- Cơ chế : Trao đổi đoạn xảy  ra trong phạm vi một cặp NST tương đồng, chúng đứt ra các đoạn tương ứng trên 2 crômatit khác nguồn gốc rồi trao đổi cho nhau, sắp xếp lạ gen trong phạm vi từng cặp NST.

- Nguyên nhân: do các tác nhân gây đột biến hoặc do rối loạn quá trình trao đổi chất Š các NST đứt gãy và nối lại bất thường.

- Cơ chế : các đoạn NST đứt ra rồi trao đổi cho nhau. Chuyển đoạn có thể xảy ra trên một cặp NST hay giữa các đoạn NST thuộc các cặp khác nhau (chuyển đoạn tương hỗ hay không tương hỗ).

 

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4  của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

a)

- Số loại tinh trùng tối đa: 4.2.2=16 (loại tinh trùng).........................................................

- Số loại tinh trùng tối đa: 8+8+8 =24 (loại trùng)............................................................

b) Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1 – tỉ lệ hợp tử bình thường = 1 – 0,84 x 0,7 = 0,412 ……....

6

* Phân biệt:

Tiêu chí so sánh

Thể tứ bội

Thể song nhị bội

Nguồn gốc

bộ NST

Từ cùng 1 loài (Cùng nguồn)

Từ 2 loài khác nhau (khác nguồn)

Cơ chế hình thành

Bộ NST của tế báo không phân li trong nguyên phân hoặc không phân li trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

Thông qua lai khác loài kết hợp đa bội hóa

Tồn tại cặp NST trong tế bào

Tồn tại thành bộ 4 chiếc

Tồn tại thành bộ 2 chiếc

* Thể đa bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì:

Thể đa bội lẻ NST không tồn tại thành từng cặp tương đồng Š Không có khả năng sinh giao tử .......................................................................................................................

7

a) Khác nhau về dịch tuần hoàn:

- Dịch tuần hoàn ở côn trùng gồm: chất dinh dưỡng, các sản phẩm bài tiết, dịch mô.....

- Dịch tuần hoàn ở thú gồm: chất dinh dưỡng, sản phẩm bài tiết và chất khí hô hấp......

b) Khác nhau về tiêu hóa:

- Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa bao gồm có cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được tiêu hóa về mặt hóa học …………………………………………….

- Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa thì chỉ có tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được tiêu hóa cả về mặt cơ học và tiêu hóa hóa học ………………………………………………

8

a) Để oxi hóa hết lượng tinh bột dự trữ trong mỗi lá ……….………………………….

b) Lá trong bình A chuyển màu xanh tím, lá trong bình B không chuyển màu ……….

* Giải thích:

- Bình A: lá cây đã sử dụng, khí cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột. Do đó khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử ……………………………………………………………………..

- Bình B: do khí CO2 trong bình kết hợp với dung dịch KOH để tạo thành muối, nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp được và không tạo ra tinh bột ………..….

9

* Ở cá:

 - Nhờ cử động của miệng, nắp mang tạo dòng nước một chiều chảy qua mang ….........

 - Dòng nước chảy qua các lá mang và phiến mang luôn ngược chiều với dòng máu trong mao mạch phiến mang ……………………………………………………………

* Ở chim:

- Phổi có cấu tạo gồm nhiều ống khí, ngoài ra còn có các túi khí trước và túi khí sau tham gia vào hô hấp ……………………………………………………………………

- Nhờ sự co giãn các túi khí trong cơ thể tạo hô hấp kép: cả lúc hít vào và thở ra đều có không khí giàu Oxi đi qua phổi, không có khí đọng trong phổi ……………………….

10

- VCDT của chủng 1 là ADN mạch kép vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ADN là A, T, G, X ; tỷ lệ A=T=10%, G=X=40% …………………………………………….………….

- VCDT của chủng 2 là ADN mạch đơn vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ADN là A, T, G, X ; tỷ lệ A≠T, G≠X ………………………………………………………………….…..

- VCDT của chủng 3 là ARN mạch đơn vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ARN là A, U, G, X ; tỷ lệ A=U, nhưng G≠X ………………………………………………………..…….

- VCDT của chủng 4 là ARN mạch đơn hoặc mạch kép vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ARN là A, U, G, X ; tỷ lệ A=U, và G=X …………………….…………..

3. ĐỀ 3

Câu 1. So sánh ADN với prôtêin ở sinh vật nhân thực về cấu trúc và chức năng.

Câu 2.

a) Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng ở động vật có ống tiêu hóa.

b) Đồng hoá là gì? Dị hoá là gì? Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau của cơ thể thay đổi như thế nào?

Câu 3. Tại sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn?

Câu 4.

a) Nêu tên các loại mạch máu và chức năng của chúng trong hệ tuần hoàn.

b) Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt có ý nghĩa như thế nào với chức năng của nó.

Câu 5.

a) Khái niệm thụ phấn? Các hình thức thụ phấn ở thực vật?

b) Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật?

Câu 6. 

a) Trình bày ý nghĩa của việc đóng và duỗi xoắn nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.

b) Ở một loài côn trùng, gen qui định tính trạng màu sắc thân nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó gen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với gen a qui định thân đen. Khi cho giao phối giữa các cá thể thân xám thuần chủng với các cá thể thân đen, thu được F1 gồm 199 cá thể thân xám và 1 cá thể thân đen. Hãy giải thích sự xuất hiện của cá thể thân đen nói trên?

Câu 7. Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 1820 liên kết hiđrô.Trong gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. Gen B bị đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit thành gen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con, môi trường nội bào đã cung cấp 1683 nuclêôtit loại A và 2517 nuclêôtit loại G. Hãy xác định:

a) Số lượng nuclêôtit từng loại của gen B.

b) Kiểu đột biến đã xảy ra đối với gen B.

Câu 8.

a) Trong các dạng đột biến cấu trúc xảy ra trên một nhiễm sắc thể, dạng nào làm thay đổi hình thái, dạng nào không làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể ?

b) Nêu điểm khác biệt về bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của cơ thể tự đa bội với bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của cơ thể dị đa bội.

Câu 9. Ở đậu hà lan, gen A qui định tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu xanh. Giả sử tính trạng hạt màu vàng cho năng suất cao hơn tính trạng hạt màu xanh. Một người nông dân được biếu một số hạt đậu màu vàng (có cả kiểu gen đồng hợp và dị hợp). Người nông dân muốn phân biệt được kiểu gen của những hạt đậu màu vàng nói trên để tạo dòng đậu thuần chủng hạt màu vàng. Trong trường hợp chỉ có những hạt đậu màu vàng nói trên, hãy cho biết:

       - Làm thế nào để xác định được kiểu gen của những hạt đậu màu vàng nói trên?

       - Sau tối thiểu mấy thế hệ người nông dân sẽ tạo được dòng đậu thuần chủng hạt màu vàng?

Câu 10. Ở một loài thực vật, cho lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng có kiểu gen khác nhau F1 thu được 100% cây thân cao. Cho F1 lai phân tích thu được Fb gồm 297 cây thân cao : 99 cây thân thấp.

            Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 → FB?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Giống nhau:

- Đều có cấu trúc đa phân.. …………………………....................................................

- Đều tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể………………………..………….........................

* Khác nhau:

ADN

prôtêin

Đơn phân là các Nu, có cấu trúc 2 mạch polinucleotit song song và xoắn kép.......

Đơn phân là các a.a, có cấu trúc gồm một hoặc nhiều sợi polipeptit tùy bậc cấu trúc.

Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

Tham gia cấu tạo, xúc tác, điều hòa.......

 

{-- Nội dung đáp án câu 2, 3 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4

a. Các loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

- Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

- Tĩnh mạch: Thu máu từ các bộ phận về tim.

- Mao mạch: Thực hiện quá trình trao đổi chất giữa máu với các tế bào.

b. Ưu điểm của cấu tạo hồng cầu hình đĩa, lõm 2 mặt

- Khó vỡ, giảm tiêu hao oxi khi vận chuyển

- Tăng tỉ lệ S/V

- Có thêm chỗ để chứa hêmoglobin

- Tăng thêm số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích

5

a. Khái niệm Thụ phấn? Các hình thức thụ phấn ở thực vật?

- Khái niện thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với nhụy của hoa………....

- Các hình thức thụ phấn ở thực vật gồm: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo……….………

b. Quá trình thụ tinh kép ở thực vật: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi:

- Giao tử đực thứ nhất kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử 2n………………….…….

- Giao tử đực thứ hai kết hợp với nhân cực 2n để tạo thành nội nhũ 3n cung cấp dinh dưỡng cho phôi……………………………………………………………………….…..

6

a) Ý nghĩa:

- Đóng xoắn tạo thuận lợi cho sự tập trung nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và sự phân li của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào ở kì sau, duỗi xoắn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN ……………...

b) Thân đen xuất hiện do:

- TH1: Cá thể thân xám giảm phân xảy ra đột biến gen trội A thành gen lặn a, giao tử đột biến a kết hợp với giao tử bình thường a → tạo hợp tử aa → thân đen............

- TH2: Cá thể thân xám giảm phân xảy ra đột biến mất đoạn NST mang gen trội (A) tạo ra giao tử không chứa A. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường a → tạo hợp tử a → thân đen......

- TH3: Cá thể thân xám giảm phân cặp AA không phân li trong giảm phân → tạo ra giao tử không chứa gen A (giao tử O), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường a → tạo hợp tử Oa  → thân đen.....................................................

7

a) Tính số Nu từng loại của gen B

- Tính được: G = 30%; A = 20%.

- Tính được: G = 420; A = 280.

b) Kiểu đột biến

- Tính được: Số Nu loại A của cặp gen Bb = 561, số Nu loại G = 839.

- Số Nu từng loại của gen b: A = 281; G = 419 → Đột biến loại thay một cặp G – X bằng một cặp A – T.

8

a)

- Dạng làm thay đổi hình thái NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn gồm tâm động, chuyển đoạn giữa 2 cánh.

- Dạng không làm thay đổi hình thái NST: Đảo đoạn ngoài tâm động, chuyển đoạn trên một cánh.

b)

- Tự đa bội: Các NST của cùng một loài; Dị đa bội các NST thuộc 2 loài.

- Tự đa bội: mỗi cặp có số NST là k (k ≥ 3); dị đa bội mỗi cặp có 2 NST.

9

- Đem gieo các hạt màu vàng nói trên, đến khi cây ra hoa cho tự thụ phấn bắt buộc....

+ Những cây thu được 100% hạt màu vàng → cây đó có kiểu gen đồng hợp AA....

+ Những cây thu được cả hạt màu vàng và hạt màu trắng → cây đó có kiểu gen dị hợp Aa

- Chỉ cần sau một thế hệ là người nông dân đã có giống ngô thuần chủng hạt màu vàng.....

10

- Xét kết quả phép lai phân tích: cây thân cao : cây thân thấp = 3 : 1. Phép lai phân tích có 4 tổ hợp gen nên cơ thể F1 cho 4 loại giao tử mà đây là phép lai 1 tính trạng => có tương tác gen…………………………………………….

- Qui ước kiểu gen F1 là AaBb (thân cao). Ta có sơ đồ lai

F1 lai phân tích:                       AaBb                x                    aabb

      G                                  AB, Ab, aB, ab                                ab

   Fb                                           1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb………………

- Nếu tương tác át chế gen trội theo tỉ lệ 13 : 3 thì ta có:

              + 3 cây thân cao có các kiểu gen: 1AaBb + 1 Aabb + 1aabb

              + 1 cây thân thấp có kiểu gen: 1aaBb……………………………….

- Nếu tương tác cộng gộp với tỉ lệ 15:1 thì ta có:

              + 3 cây thân cao có các kiểu gen: 1AaBb + 1 Aabb + 1aaBb

              + 1 cây thân thấp có kiểu gen: 1aabb………………………………..

 
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Chu Văn An có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?