PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH
A. Lý thuyết
Cách thức chung:
-Vận dụng linh hoạt kiến thức cơ bản trong mối quan hệ giữa địa hình và các thành phần tự nhiên, ảnh hưởng địa hình đến phân bố dân cư, kinh tế - xã hội
-Đối với thành phần tự nhiên: địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, thuỷ văn.
-Đối với dân cư: ảnh hưởng đến phân bố dân cư, đặc điểm quần cư, mạng lưới đô thị
-Đối với KT-XH: thế mạnh, hạn chế của từng khu vực địa hình.
B. Bài tập
Câu 1: Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên nước ta?
Hướng dẫn giải
Địa hình đồi núi thấp có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
- Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế.
+ Do địa hình phần lớn là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta (do vị trí địa lí quy định) được bảo tồn ở vành đai 600 – 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam.
+ Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao, nhưng phần nhiệt đới chân núi vẫn chiếm diện tích rộng nhất. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa tại các vùng đồi núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế ở Việt Nam.
- Sự phân hóa của cảnh quan theo đai cao và theo Bắc – Nam, Đông – Tây.
Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hóa theo đai cao và địa phương:
+ Sự phân hóa theo đai cao:
* Trên độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 1000m ở miền Nam, khí hậu có tính chất á nhiệt đới với rừng á nhiệt trên núi, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ các tháng mùa hạ dưới 25oC.
* Trên 2400m xuất hiện khí hậu ôn đới núi cao, khí hậu lạnh nhiệt độ trung bình năm dưới 15oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất dưới 10oC.
+ Sự phân hóa theo Bắc – Nam, Đông – Tây
Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên miền núi. Sự thay đổi cảnh quan khác nhau từ rừng rậm ẩm ướt tới rừng thưa cây bụi gai khô hạn, từ rừng nhiệt đới gió mùa chân núi đến rừng mưa ôn đới núi cao.
Câu 2: Phân tích tác động của địa hình đến sự phân hóa đai cao của khí hậu nước ta?
Hướng dẫn giải
-Độ cao địa hình đồi núi đã hình thành nên 3 đai khí hậu nước ta:
+ Đai nhiệt đới gió mùa: Độ cao: miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa có độ cao dưới 600-700m, miền Nam lên đến độ cao 900-1000m. Ở độ cao này tính chất đới ẩm vẫn được bảo toàn với nền nhiệt cao, mùa hạ nóng nhiệt độ trung bình tháng trên 250C, độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa ở độ cao từ 600-700m dến 2600m ở miền Bắc, ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m ở miền Nam. Khí hậu mát mẻ, không tháng nào nhiệt độ > 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới núi cao có độ cao >2600m, khí hậu có nét giống vùng ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C
-Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế, nên đai nhiệt đới gió mùa chân núi phổ biến ở nước ta
Câu 3: Tại sao nói, trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
Hướng dẫn giải
-Đối với phân hóa các thành phần tự nhiên: địa hình là bề mặt làm phân hó các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dòng chảy sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật (diễn giải)
-Đối với thiên nhiên: sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta thể hiện trước hết ở địa hình:
+Phân hóa theo Bắc – Nam: dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc được xem là một trong hai nguyên nhân gây ra sự phân hóa.
+Phân hóa theo Đông – Tây: các đại địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được xem là cơ sở cho sự phân hóa
+Phân hóa theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra.
Câu 4: Độ cao đồi núi nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân hóa đất như thế nào?
Hướng dẫn giải
-Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%. Do vậy, sự phân hóa đất theo độ cao có sự khác nhau.
+Ở các vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm diện tích lớn.
+Từ độ cao 600-700m đến 1600-1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi
+Từ 1600-1700m trở lên, quanh năm mây mù lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: