Tổng ôn chủ đề Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Địa lí 12

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. Kiến thức cốt lõi

- Khí hậu nhiệt đới  ấm gió mùa

- Tính chất nhiệt đới

- Nằm trong vùng nội chí tuyển nên góc nhập xạ lớn, nhận được tổng bức xạ Mặt Trời cao, cán cân bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao).

- Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/nãm.

- Lượng mưa, độ ấm lớn

- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều.

- Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.

- Gió mùa

- Do có gió Mậu Dịch (Tín Phong) bán cầu Bắc hoạt động quanh năm và ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa nên nước ta cỏ gió mùa hoạt động quanh năm.

- Gió mùa mùa đông: Thời gian hoạt động và đặc điểm.

- Gió mùa mùa hạ: Thời gian hoạt động và đặc điểm.                                                                         .

- Các thành phàn tự nhiên khác

- Địa hình: Xâm thực mạnh ờ vùng đồi núi, bồi tụ nhanh ở  đồng bằng hạ lưu sông.

- Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

- Đất đai: Lớp đất phong hoá dày. Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Đất íeralit là loại đất chính ử vùng đồi núi nước ta.

- Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đói ấm gió mùa là cảnh quan chủ yểu ờ nước ta vói các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Ảnh hường của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đòi sống

- Ảnh lurừng đến sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi

- Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm két hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

- Khó khăn

- Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, các yếu tố khí hậu thời tiết thát thường, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước...

- Ảnh hưửng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sõng

- Thuận lợi

- Phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thống vận tải, du lịch... đầy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng... vào mùa khô.

- Khó khăn

- Nhiêu ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp cửa sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. Độ ấm cao gây khó khăn cho bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

- Nhiều thiên tai như mưa bão, lũ lụt hạn hán...

II. Luyện tập

Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được  hiỂu hiện như thẽ nào?

Hướng dẫn trả lời

- Biểu hiện của tính chãt nhiệt đới của khí hậu nước ta:

- Mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Tống bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
- Tâng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao.

Tổng nhiệt độ 8000°C - 10.000°C

- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đèu lớn hơn 20’C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuấn nhiệt đới. Nhiều nắng.  Tống số giờ nắng tuỳ nơi từ 1,400 - 3.000 giờ.

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT số ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (độ C)

Nhiệt độ trung bình tháng 7 (độ C)

Nhiệt độ trung bình năm(°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17 6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nằng

21,3

29,1

______ 25,7_____

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

 

Hướng dẫn trà lời

a) Nhận xét:

Chỉ số nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng nhanh từ Bắc vào Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc và Nam khá lớn, (Nhiệt độ của TP Hô Chí Minh cao hơn Lạng Sơn đẽn 12,5°C).
- Nhiệt độ trung binh tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi đi từ Bắc vào Nam. (Nhiệt độ của TP Hò Chí Minh chỉ cao hơn Lạng Sơn 0,l°C).
- Nhiệt độ trung bình năm cũng tăng dàn từ Bắc vào Nam.

Chỉ số biên độ nhiệt độ

- Biên độ nhiệt độ lại giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 13,7°C, Huế là 9,7°C, còn TP Hồ Chí Minh chỉ là 1,30C)

b) Nguyên nhân:

- Do vĩ độ địa lí: Càng vào Nam càng gần xích đạo, góc chiếu của tia sáng Mặt Trừi càng lớn, khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng xa nhau, mặt đát nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

- Do tác động của gió mùa Đông Bắc nén tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa Bắc và Nam. Phía bắc đèo Hải Vân chịu ảnh hường của gió mùa Đông Bắc tnạnh nên nhiệt độ vào tháng 1 hạ rất thấp so với khu vực phía Nam từ đèo Hải Vân trfr vào. Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yểu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam

- Cũng do ảnh hường của gió mùa Đông Bắc mà các địa phương phíá bắc đèo Hải Vân có dao động nhiệt độ trong năm lớn hơn nhiều so với các địa phương phía nam đèo Hài Vân.
Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên chênh lệch nhiệt độ không lớn. Một số đia phương ở phía nam do có lượng mưa phong phú hơn nên lại có nhiệt độ thấp hơn so với các địa phương phía bẵc.

Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG Bốc HƠI VÀ CẮN BẰNG ẤM CỬA MỘT số ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc bơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1676

989

+687

Huẽ

2868

1000

+1868

TP Hô Chí Mình

1931

1686

+245

 

Hãy so sánh và nhận xét vể lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

Hướng dẫn trả lời

- Nhận xét:

- Lượng mưa có sự khác biệt từ Bắc vào Nam. Trong 3 địa phương trên, Hué có lượng mưa nhieu nhất, sau đó là TP Hô Chí Minh, Hà Nội có lượng mưa ít nhất
- Lượng bốc hơi tăng dãn từ bắc vào nam,
- Cân bằng ẩm cao nhẫt ở Huể ròi đẽn Hà Nội. TP Hồ Chí Minh có chỉ số cân bằng ẩm thấp nhất                     

- Giải thích:

- Huế có lượng mưa cao nhãt do ảnh hưởng chắn gió của dãy Bạch Mã chắn gió Đông Bắc từ Biến Đông thối vào, do ảnh hưởng của bão và hoạt động cùa hội tụ nhiệt đới. Huế co mùa mưa nhiều vào thu đông (từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau). Vào thòi kì mưa nhiêu này, lượng bóc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm ở Huế lớn.
- TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của hội tụ nhiệt đới mạnh hơn, nhưng do nhiệt độ cao, lượng bổc hơi mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
- Hà Nôi tuy có lượng mưa tháp hơn nhưng do nền nhiệt độ thấp, lượng bóc hơi nhỏ nên có cân bằng ẩm cao hơn TP Hồ Chí Minh.

Câu 4. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa nước ta và hệ quả của nó đõi với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Hưóng dẫn trả lời

- Có hai mùa gió chính ảnh hưởng đến  nước ta.

- Gió mùa mùa đông: Găin gió mùa Đông Bắc và gió Tín Phong:

- Gió mùa đông bắc

- Nguồn gốc: Khối không khí lạnh phương Bắc xuẩt phát từ trung tâm áp cao Xibia thổi qua lục địa tràn vào nước ta.

- Hướng gió đông bắc.

- Thòi gian hoạt động từ tháng 11 - tháng 4 năm sau.

- Phạm vi hoạt động: khu vực phía bắc đèo Hải Vân (16°B)

- Tính chất:

- Vào đầu mùa đông (các tháng 11 - tháng 1 năm sau), khối khí lạnh di chuyến qua lục địa châu Á mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh và khô.

 - Nửa cuối mùa đông (các tháng 2,3,4), khối khí lạnh di chuyến về phía Đông, qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đông bâng Bắc Bộ.

- Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chi hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một  mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh vói nền nhiệt độ có thể xuống dưới 18°c. Khi di chuyến xuống phía Nam, khối khí này bị biến tính và suy yẽu dần và hàu như không vượt qua được bức chắn dãy Bạch Mã.

- Gió Tín phong nửa cầu Bắc.

- Nguôn gốc: Xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về xích đạo.

- Hướng đông bắc.

- Thời gian hoạt động từ tháng 11 - tháng 4 năm sau.

- Phạm vi hoạt động: Hoạt động mạnh ờ khu vực phía nam đèo Hải Vân (16°B), từ Đà Nẵng trở vào.

- Tính chất: Hình thành một mùa khô, nắng nóng.

- Gió mùa mùa hạ: Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta:

- Đầu mùa hạ, vào các tháng 5, 6,7, khối khí nhiệt đói từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt dãy Trường Sơn, do hiệu ứng phơn trở nên nóng khô (gió Tây, còn gọi là gió Lào) ử đồng bằng ven biển Trung Bộ, phần nam khu vực Tây Bắc và đôi khi cả ở đông bằng Bắc Bộ (khi áp thấp Bắc Bộ phát triến hút gió), nhiệt độ lên tới 35 - 40°C và độ ẩm xuống dưới 50%.

- Giữa và cuối mùa hạ, vào các tháng 8, 9, 10: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyên nừa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo, khói khí này trở nên nóng ấm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ, tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc.

- Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa nhiều vào tháng 9 ở Trúng Bộ.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cà về hướng và về tính chất đã tạo nên sụ’ phán mùa khí hậu khác nhau ở  nước ta.

- Miền Bắc: Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng mưa nhiều, có hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

- Đông bằng ven biển miền Trung có hai mùa mưa và khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.

Câu 5. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ờ nước ta.                   '

Hướng dẫn trả lời

- Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phàn địa hình, sông ngòi ở nước ta

- Địa hình:                                                                             

- Do địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dóc lớn, chịu tác động của nên nhiệt độ cao, lượng mưa lớn với 2 mùa khô ám khác biệt, mưa mùa-tập trung nÊn quá trình xâm thực, rửa trôi ơ miền núi và bồi tụ nhanh ờ đồng bằng hạ lưu diễn ra mạnh. Quá trinh xâm thực - bồi tụ là quá trình chíhh trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tai,

- Vùng đồi núi bị xâm thực, bào mòn, rửa trôi mạnh.

- Địa hình bị cắt  xẽ  nhiều nơi trơ sỏi đá. Nhiều hiện tượng đất trượt, đá lờ. (Nhất là ở những sườn dốc, mất lớp phủ thực vật tạo ra nhiều hém vực, khe sắu).

- Có nhiều địa hình cacxtơ với các hang động ngâm, suối cạn, thung khô.

- Địa hlnh bị chia cắt thành các đói tháp xen thung lũng rộng.

- Bôi tụ nhanh ử đồng bằng hạ lưu sông.

- Nhanh nhất là rìa phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

- Sông ngòi:

- Mạng lưới dày đặc

- Nước ta có tói 2360 sông có chiều dài trên 1km,
- Dọc bờ biển trung bình cứ 20km lại có một cừa sông.

- Nhiều nước, giàu phù sa

- Tổng lượng nước các sông ngòi nước ta là 839 triệu/năm.
- Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn. Chế độ nước theo mùa
- Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.

- Do chế độ mưa thất thường nên chế độ dòng chảy cũng thất thường.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió màu Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?