Tổng ôn Các đặc điểm của vùng biển nước ta Địa lý 12

VÙNG BIỂN CỦA NƯỚC TA

I. Lý thuyết

Vùng biển của nước ta bao gồm:

 

Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam

– Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

– Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).

– Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.

– Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định. 

– Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. 

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Trình bày khái quát về các bộ phận thuộc vùng biển nước ta

+ Nội thủy : vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải : vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải : vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.

+ Vùng đặc quyền về kinh tế : vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về KT nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định. 

+ Thềm lục địa : phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa VN.

Câu 2: Bộ phận nào sau đây được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền:

A. Lãnh hải

B. Vùng đặc quyền kinh tế

C. Nội thủy

D. Thềm lục địa

Đáp án: Khái niệm: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở .Vùng nội thủy cũng được xem như  bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nội thủy là:

A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

B. vùng nước tiếp giáp với lãnh hải

C. vùng nước tiếp giáp với đặc quyền kinh tế

D. vùng nước tiếp giáp với thềm lục địa

Đáp án: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

A. có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không.

B. có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

C. cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

D. nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên.

Đáp án: - Theo Công ước quốc tế về Luật biển: Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.

⇒ Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế trên vùng đặc quyền kinh tế.

- Mặt khác, các nước khác vẫn có được phép đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do di chuyển về hàng hải và hàng không (máy bay, tàu thuyền).

⇒ Nhận xét chính xác nhất là B: nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là:

A. nội thủy

B. lãnh hải

C. tiếp giáp lãnh hải

D. đặc quyền kinh tế

Đáp án: Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là vùng đặc quyền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hiện nay, về vấn đề cắm mốc phân định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

A. Trung Quốc và Lào

B. Lào và Cam- pu - chia

C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Đáp án: Việt Nam tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia giữa nước ta với các nước láng giềng:

- Biên giới Việt Nam – Lào: hiện nay, nước ta gần như đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên bộ với Lào. Hai bên đang tiến hành tăng dầy, tôn tạo hoặc chỉnh sửa một số điểm mốc còn kênh về kỹ thuật.

- Biên giới Việt Nam – Campuchia: hiệp định biên giới hai bên được ký năm 1985 và hiện hai bên đang đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc (đã đạt 70-80%). Hiện vẫn có những phức tạp trong phân giới cắm mốc ở một số đoạn nhất định, tồn tại lớn nhất trong phân chia đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia là vùng nội thủy từ đất liền của tỉnh Kiên Giang ra đảo Phú Quốc.

⇒  Hai bên đang tiếp tục thương lượng để cắm mốc một cách thích hợp

- Biên giới Việt Nam – Trung Quốc: trên đất liền chúng ta đã hoàn thành việc phân định và cắm mốc đường biên giới với Trung Quốc (kéo dài 1450km), khu vực này hiện nay vẫn diễn ra ổn định, không có tranh chấp. Tuy nhiên, trên vùng biển, Việt Nam – Trung Quốc đang có nhiều tranh chấp về phân định ranh giới ở khu vực vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông và đặt các giàn khoan dầu trái phép….Vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang là tồn tại lớn trong quan hệ giữa hai nước.

⇒ Như vậy, trong quan hệ biên giới với các nước láng giềng, hiện nay nước ta cần tiếp tục đàm phán với Campuchia và Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      

B. Lãnh hải

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      

D. Nội thủy

Đáp án: D

Câu 8: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển gọi là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      

B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      

D. Lãnh hải

Đáp án: A

Câu 9: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      

B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      

D. Lãnh hải

Đáp án: C

Câu 10: Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là :

A. Nội thủy      

B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải      

D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Đáp án: A

Câu 11: Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là:

A. Nội thủy      

B. Lãnh

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải      

D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Đáp án: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm của vùng biển nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?