Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Thực hiện pháp luật GDCD 12

TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

1. ĐỀ BÀI

Câu 1. Thực hiện pháp luật là

A. quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống.

B. các tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi hợp pháp.

C. quá trình sử dụng pháp luật một cách hợp pháp vào thực tiễn đời sống.

D. quá trình đưa pháp luật vào đời sống dưới nhiều hình thức khác nhau.

Câu 2. Có tất cả mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. Ba.

B. Bốn.

C. Năm.

D. Sáu.

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các cá nhân, tổ chức sử dụng.........các quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

A. hợp pháp.

B. công khai.

C. đúng đắn.

D. đầy đủ.

Câu 4. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Đây là

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các cá nhân, tổ chức..........không làm những điềumà pháp luật..........

A. kiểm soát - ngăn cản.

B. kiềm chế - ngăn cản.

C. kiềm chế - cấm.

D. chủ động - cấm.

Câu 6. Anh Nguyễn Văn C chạy xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Anh Nguyễn Văn C đã

A. thi hành pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 7. Chị H mở cơ sở kinh doanh và đã chủ động đăng ký khai thuế và nộp thuế. Chị H đã

A. tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 8. Tòa án huyện A tuyên bố X bị phạt 3 năm tù vì tội cướp giật tài sản. Tòa án huyện A đã

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về vi phạm pháp luật?

A. Đây là hành vi trái luật của người vi phạm.

B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi và là người có năng lực trách nhiệm pháplý.

C. Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

D. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân.

Câu 10. Hành vi trái luật của chủ thể còn được gọi là

A. hành vi không hành động.

B. hành vi hành động.

C. hành vi bất hợp pháp.

D. hành vi phi hành động.

Câu 11. Khi chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật thì ta gọi

đây là hành vi

A. hành động.

B. bất hợp pháp.

C. không hành động.

D. phi hành động.

Câu 12. Sau khi mở công ty kinh doanh mặt hàng A,B,C. Anh H chỉ kê khai và đóng thuế mặt hàng A,B. Anh H đã thực hiện hành vi

A. hành động.

B. hợp pháp.

C. không hành động.

D. đúng luật.

Câu 13. Anh Z trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Xét về hành vi, anh Z đã

A. thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.

B. sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.

C. không làm tròn trách nhiệm của một người con.

D. không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.

Câu 14. Yếu tố nào sau đây không nằm trong các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật?

A. Mặt khách quan.

B. Mặt chủvquan.

C. Mặt khách thể.

D. Mặt hành vi.

Câu 15. Lỗi của vi phạm pháp luật là lỗi

A. cố ý và vô ý.

B. cố ý.

C. vô ý.

D. nghiêm trọng.

Câu 16. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý nhằm

A. ổn định và thiết lập lại trật tự xã hội.

B. ngăn chặn người vi phạm có thể phạm tội mới.

C. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định, ngăn đe người khác.

D. buộc chủ thể vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật, đưa ra những hình phạt nhất định.

Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng về lỗi của hành vi vi phạm pháp luật?

A. Chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc cố ý.

B. Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội.

C. Chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy đước trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra là lỗi cố ý gián tiếp.

D. Lỗi do chủ thể gây ra gồm cá nhân, tập thể, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Câu 18. Chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự là

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.

D. cá nhân hoặc cơ quan.

Câu 19. Tội xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia là tội

A. vi phạm hình sự.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.

D. vi phạm kỷ luật.

Câu 20. Trách nhiệm pháp lý là

A. nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

B. quyền mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

C. trách nhiệm mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

D. hậu quả mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

Câu 21. Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng là người

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. dưới 16 tuổi.

C. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

D. từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Câu 22. Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là người

A. đủ 15 tuổi trở lên.

B. dưới 14 tuổi.

C. đủ 16 tuổi trở lên.

D. đủ 18 tuổi.

Câu 23. Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên là người

A. đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

B. từ đủ 14 tuổi đến 18 tuổi.

C. từ dưới 16 tuổi đến 18 tuổi.

D. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 24. Việc xử lý người chưa thành niên dựa theo nguyên tắc nào là chủ yếu?

A. cải tạo không giam giữ.

B. án treo.

C. giáo dục, răn đe.

D. phạt tù.

Câu 25. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể là

A. mức độ gây thiệt hại của hành vi.

B. khả năng nhận thức hành vi.

C. ý chí của chủ thể.

D. hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 26. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng, khung hình phạt cao nhất là

A. 5 năm.

B. 7 năm.

C. 12 năm.

D. tử hình.

Câu 27. Theo pháp luật hình sự Việt Nam thì vi phạm pháp luật hình sự là hành vi

A. nguy hiểm.

B. rất nguy hiểm.

C. đặc biệt nghiêm trọng.

D. gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Câu 28. Anh H chạy xe vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người. Anh H sẽ bị

A. tạm giữ xe, xử lý hành chính.

B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.

C. tước quyền sử dụng giấy phép, xử lý hành chính.

D. chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm chết người.

Câu 29. Vi phạm pháp luật hành chính là

A. hành vi của cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước.

B. hành vi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước.

C. hành vi của tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước.

D. hành vi của tập thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước.

Câu 30. Do có mâu thuẫn từ trước, nhân lúc anh Y không để ý, anh M đã dùng gậy đánh vào lưng anh Y (giám định thương tật 10%). Trong trường hợp này anh M bị xử phạt như thế nào?

A. Bị cảnh cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y.

B. Xử phạt hành chính anh M và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y.

C. Cảnh cáo và phạt tiền anh M.

D. Không xử phạt anh M vì tỉ lệ thương tật chưa đạt từ 11% trở lên.

Câu 31. Theo quy định của pháp luật, người bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do lỗi cố ý là người

A. từ đủ 14 tuổi.

B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 32. Theo quy định của pháp luật, người bị xử phạt hành chính về mọi tội phạm hành chính do mình gây ra là người

A. từ đủ 16 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 33. Trong cách hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện chủ thể đã sử dụng pháp luật?

A. Anh K không mua bán và tàng trữ vũ khí trái phép.

B. Chị X đăng kí kinh doanh, khai thuế và nộp thuế.

C. Anh A gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân dân tỉnh.

D. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông uống rượu bia vượt nồng độ cho phép.

Câu 34. Khi chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về khung hình phạt là phạt tiền, thì mức hình phạt tối thiểu là

A. 500.000 đồng.

B. 1.000.000 đồng.

C. 2.000.000 đồng.

D. 3.000.000 đồng.

Câu 35. Vi phạm dân sự là hành vi trái luật, có lỗi, xâm hại đến

A. trật tự quản lý kinh tế - xã hội.

B. quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

C. quan hệ quản lý trật tự xã hội.

D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 36. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm dân sự?

A. Chị D chạy xe vượt đèn đỏ.

B. Anh P có hành vi chống đối người thi hành công vụ.

C. Chị K lợi dụng quyền hạn ăn hối lộ tài sản của công ty.

D. Anh V đã không làm tròn trách nhiệm đã ký trong hợp đồng dân sự.

Câu 37. Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.

D. cán bộ và cơ quan nhà nước.

Câu 38. Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, điều này áp dụng đối với người

A. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

B. từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. từ đủ 6 tuổi đến đủ 16 tuổi.

D. từ đủ 6 tuổi đến đủ 14 tuổi.

Câu 39. “Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bện khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”.Theo quy định của pháp luật, đây là người

A. không có năng lực hành vi dân sự.

B. hạn chế năng lực hành vi dân sự.

C. mất năng lực hành vi dân sự.

D. chưa đủ năng lực hành vi dân sự.

Câu 40. Người không có năng lực hành vi dân sự là người

A. bị bệnh tâm thần.

B. chưa thành niên.

C. nghiện ma túy, chất kích thích.

D. mắc các bệnh bẩm sinh, không làm chủ được hành vi.

Câu 41. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người

A. bị bệnh tâm thần.

B. chưa thành niên.

C. nghiện ma túy, chất kích thích.

D. mắc các bệnh bẩm sinh, không làm chủ được hành vi.

Câu 42. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.

B. Người chưa đủ 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự.

C. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

D. Người chưa thành niên khi thực hiện giao dịch thì cần phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.

Câu 43. Quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ pháp luật?

A. Chị A làm thủ tục nhận B làm con nuôi.

B. Quan hệ tình yêu nam nữ.

C. Chị M đi chợ mua thịt.

D. Quan hệ lao động.

Câu 44. Vi phạm kỷ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ

A. hành chính, cơ quan Nhà nước.

B. lao động, công sở, đơn vị.

C. tổ chức, kinh tế, chính trị.

D. nhân thân, tài sản.

Câu 45. Đối với công chức, các hình thức kỷ luật bao gồm

A. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.

B. khiển trách, cảnh cáo, phạt đền, buộc xin lỗi.

C. khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

D. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, phạt vi phạm.

Câu 46. Hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm

A. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.

B. khiển trách, cảnh cáo, phạt đền, buộc xin lỗi.

C. khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

D. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, phạt vi phạm.

Câu 47. Thực hiện pháp luật bao gồm

A. bốn hình thức cơ bản.

B. ba hình thức chính và một hình thức phụ.

C. tối thiểu là ba hình thức.

D. nhiều hình thức khác nhau.

Câu 48. B bị công an quận X bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật quý

hiếm. Hành vi này của B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Phòng chống tội phạm.

B. Kinh doanh trái phép.

C. Tàng trữ động vật quý hiếm.

D. Phòng chống mua bán.

Câu 49. N điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, khi bị cảnh sát giao thông thổi phạt thì N phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Hành chính.

D. Kỷ luật.

Câu 50. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?

A. Đến công ty muộn không lý do chính đáng.

B. Điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều.

C. Làm mất tài sản của nhà trường.

D. Không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng.

Câu 51. Hình thức xử phạt nào sau đây không thuộc xử phạt hành chính ?

A. Cảnh cáo.

B. Bồi thường.

C. Phạt tù.

D. Phạt tiền.

Câu 52. Hình thức xử phạt nào sau đây không thuộc xử phạt hình sự?

A. Án treo.

B. Cải tạo không giam giữ.

C. Phạt tù.

D. Cảnh cáo.

Câu 53. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người?

A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.

B. Bắt, giam, giữ người khi người này có dấu hiệu nghiện ma tuý.

C.Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật.

Câu 54. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của

A. mọi người.

B. chỉ những người có đủ 18 tuổi trở lên.

C. chủ thể vi phạm pháp luật.

D. Người có hành vi không hợp đạo đức.

Câu 55. Phương hướng chính để đề phòng và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật là

A. xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

B. hoàn chỉnh cơ chế thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.

C. xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.

D. đẩy mạnh phát triển kinh tế song song với chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí.

Câu 56. Ông N vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỷ luật.

Câu 57. Công ty X xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là

A. trách nhiệm hành chính.

B. trách nhiệm hình sự.

C. trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

D. trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 58. Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?

A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già.

B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn.

Câu 59. Trong các hành vi sau đây , hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?

A. Vi phạm hợp đồng mua bán nhà đất.

B. Làm thiệt hại tài sản của cơ quan Nhà nước.

C. Vượt đèn đỏ gây chết người.

D. Tham gia giao thông không có giấy phép lái xe.

Câu 60. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 61. Thực hiện pháp luật là hoạt động có

A. nguyên tắc.

B. mục đích.

C. mục tiêu.

D. kế hoạch.

Câu 62.Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến

A. các quan hệ đạo đức được pháp luật bảo vệ.

B. các quan hệ giữa các công dân được pháp luật bảo vệ.

C. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

D. các quan hệ kinh tế được pháp luật bảo vệ.

Câu 63. Học sinh Y đánh học sinh X nhập viện. Hành vi của Y đã vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỷ luật.

Câu 64. Năng lực trách nhiệm pháp lí của công dân không bao gồm yếu tố nào dưới đây?

A. Người có khả năng chịu trách nhiệm về những việc làm của mình.

B. Người đạt đến một độ tuổi nhất định.

C. Người nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

D. Người không có khả năng điều khiển được hành vi của mình.

Câu 65. Theo quy định của pháp luật, có mấy trường hợp được bắt người?

A. Một trường hợp.

B. Hai trường hợp.

C. Ba trường hợp.

D. Bốn trường hợp.

Câu 66. Chị M thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc được giao trong công ty. Việc làm của chị M là vi phạm

A. dân sự và hành chính.

B. hành chính.

C. hình sự.

D. kỉ luật.

Câu 67. Trong việc điều chỉnh hành vi của con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?

A. Tự giác.

B. Tự nguyện.

C. Bắt buộc.

D. Xã hội lên án.

Câu 68. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của thi hành pháp luật?

A. Con cái phụng dưỡng cha mẹ.

B. Công dân bảo vệ Tổ quốc.

C. Công dân không buôn bán ma túy

D. Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 69. Trường hợp nào người bị bắt khẩn cấp cần được trả tự do ngay?

A. Quyết định bắt người không được phê chuẩn.

B. Người đó bị oan.

C. Có người khác thú tội để minh oan cho người đó.

D. Người đó bị ốm, phải mang đi cấp cứu.

Câu 70. Người đã bị Tòa án đưa ra xét xử gọi là

A. bị cáo.

B. bị can.

C. bị khởi tố.

D. tội phạm.

2. ĐÁP ÁN

1. A 2. B 3. C 4. A 5. C 6. C 7. B 8. C 9. D 10. C

11. A 12. C 13. D 14. D 15. A 16. C 17. C 18. C 19. A 20. A

21. C 22. C 23. A 24. C 25. D 26. B 27. A 28. D 29. B 30. B

31. B 32. A 33. C 34. B 35. D 36. D 37. C 38. B 39. B 40. B

41. C 42. C 43. B 44. B 45. A 46. C 47. A 48. B 49. C 50. D

51. C 52. D 53. C 54. B 55. D 56. C 57. C 58. D 59. C 60. C

61. B 62. C 63. D 64. D 65. B 66. D 67. C 68. A 69. B 70. A

Trên đây là nội dung Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Thực hiện pháp luật GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?