A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Với các dạng bài toán về sắt, đồng tác dụng với hỗn hợp chất phổ biến là cho hỗn hợp này tác dụng với các axit như HNO3 hay H2SO4.
- Nhớ dãy điện hóa của kim loại.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp/định luật như: bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, quy đổi,…để giải bài tập.
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1. Đem nung hỗn hợp A gồm 2 kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B gồm 2 kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,3 mol SO2. Giá trị x là
A. 0,3 mol.
B. 0,5 mol.
C. 0,7 mol.
D. 0,6 mol.
Hướng dẫn giải
+) Trong quá trình: Fe, Cu nhường electron; O,S nhận electron:
\(3{n_{F{\text{e}}}} + 2{n_{Cu}} = 2{n_O} + 2{n_{S{O_2}}}\) (1)
+) Định luật bảo toàn khối lượng:
\( \to mO = 63,2 - 64.0,15 - 56{\text{x}} = 53,6 - 56{\text{x}}\) (2)
Từ (1) và (2) \( \to 3{\text{x}} + 0,3 = \frac{{53,6 - 56{\text{x}}}}{8} + 0,6\)
\(\to x = 0,7\left( {mol} \right).\)
Đáp án C.
Bài 2. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 240.
B. 120.
C. 360.
D. 400.
Hướng dẫn giải
Dễ dàng nhẩm được: \({n_{F{\text{e}}}} = 0,02\,\,mol;{n_{Cu}} = 0,03\,\,mol\) và \({n_{e\left( {cho\,\,toi\,\,da} \right)}} = 0,12\,\,mol\)
Thay vào phương trình ion thu gọn: \(4{H^ + } + NO_3^ - + 3{\text{e}} \to NO + 2{H_2}O\)
ta dễ dàng nhận thấy \({H^ + }\) và \(NO_3^ - \) còn dư, do đó kim loại đã tan hết thành \(F{{\text{e}}^{3 + }}\) và \(C{u^{2 + }}\)
\(n{H^ + } = 0,4 \times 0,5 \times 2 - 0,12 \times \frac{4}{3} = 0,24\,\,mol = {n_{O{H^ - }}}\)
Kết tủa thu được là Fe(OH)3 và Cu(OH)2 mà theo bảo toàn điện tích thì:
\(nOH = n = {n_{e\,\,cho}} = 0,12\,\,mol\)
Do đó, \({n_{O{H^ - }}} = 0,24 + 0,12 = 0,36\,\,mol \to V = 360\,\,ml.\)
Đáp án C.
Bài 3. Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. A hòa tan vừa vặn trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3, bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Số mol NO bay ra là
A. 0,01.
B. 0,04.
C. 0,03.
D. 0,02.
Hướng dẫn giải
Quy hỗn hợp A gồm (FeO, Fe3O4, Fe2O3) thành hỗn hợp (FeO, Fe2O3) ta có phương trình:
\(2F{\text{e}} + {O_2} \to 2F{\text{e}}O\) \(x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,mol\)
\(\begin{gathered} 4F{\text{e}} + 3{{\text{O}}_2} \to 2F{{\text{e}}_2}{O_3} \hfill \\ y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y/2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \) \(\begin{gathered} 3F{\text{e}}O + 10HN{O_3} \to 3F{\text{e}}{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + 2{H_2}O \hfill \\ x\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,10{\text{x}}/3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x/3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \) \(F{{\text{e}}_2}{O_3} + 6HN{O_3} \to 2F{\text{e}}{\left( {N{O_3}} \right)_3} + 3{H_2}O\) \(y/2\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,3y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,mol\)
Hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{gathered} x + y = 0,16 \hfill \\ \frac{{10{\text{x}}}}{3} + 3y = 0,5 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} x = 0,06\,\,mol \hfill \\ y = 0,1\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
\({n_{NO}} = \frac{{0,06}}{3} = 0,02\left( {mol} \right).\)
Đáp án D.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Cu + Cl2 → CuCl2
nCuCl2 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố → nCu = nCuCl2 = 0,1 mol
→ mCu = 0,1. 64 = 6,4 gam
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam đồng (Cu) trong bình chứa oxi (O2) thu được 16 gam đồng (II) oxit (CuO). Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
Hướng dẫn giải
2Cu + O2 → CuO
Áp dụng định luật bảo toàn khổi lượng, ta có:
mCu + mO2 = mCuO
→ mO2 = mCuO - mCu = 16 – 12,8 = 3,2 (gam)
Bài 6: Cho A gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với clo (đun nóng) thu được 18,9375 gam hỗn hợp sản phẩm. Hòa tan sản phẩm vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 12,925 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Hướng dẫn giải
2Fe + 3Cl → 2FeCl3
a a
Cu + Cl2 → CuCl2
b b
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
a a
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
b b
mmuối = 162,5a + 135b = 18,9375 gam
mtủa = 107a + 98b = 12,925 gam
→ a = 0,75 mol; b= 0,05 mol
Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là:
mFe = 56.0,75 = 4,2 gam
mCu = 64.0,05 = 3,2 gam
C. LUYỆN TẬP
Bài 1: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn gồm Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Tính x?
Bài 2: Để m gam bột sắt ngoài không khí một thời gian, thu được 2,792 gam hỗn hợp A gồm sắt kim loại và các oxit. Hòa tan tan hết hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được một muối duy nhất và có 380,8 ml khí NO duy nhất thoát ra (đktc). Trị số của m là
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 0,12 mol FeS2 và a mol CuS2 vào axit HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat và khí duy nhất là NO. Tính a?
Bài 4: Cho 11,36g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X, cô cạn X thu được m gam muối khan. Tính m?
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn đung dịch X, thu được m gam muôi sunfat khan. Tính giá trị của m?
Bài 6: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3 , thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuấn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính m?
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu bằng axit HNO3, thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,5.
B. 46.
C. 43.
D. 38.
Bài 8: Đem nung hỗn hợp A gồm 2 kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2g hỗn hợp B gồm 2 kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hoà tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 0,3 mol SO2. x là:
A. 0,6 mol
B. 0,7 mol
C. 0,4 mol
D. 0,5 mol
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 26,23%.
B. 65,57%.
C. 39,34%.
D. 13,11%.
Bài 10: Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu tác dụng với O2 thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch Z có chứa 3 muối, tổng lượng muối là 43,96 gam và 2,8 lít (đktc) khí SO2 duy nhất. Giá trị của m là
A. 17,85.
B. 20,45.
C. 18,85.
D. 19,16.
Bài 11: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8.
B. 40,5.
C. 33,6.
D. 50,4.
Bài 12: Cho 10,4 gam hỗn hợp X (gồm Fe, FeS, FeS2, S) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư được 45,65 gam kết tủa. Giá trị của V:
A. 26,88
B. 13,44
C. 17,92
D. 16,8
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải dạng bài tập về sắt, đồng tác dụng với hỗn hợp chất môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Phương pháp giải một số dạng bài tập về Sắt và hợp chất của Sắt môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án
- Bộ 90 câu trắc nghiệm ôn tập sắt và hợp chất của sắt môn Hóa 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Thành Nhân
Chúc các em học tốt!