DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH CÁC KHU VỰC PHÂN BỐ DÂN CƯ
A. Lý thuyết
Các bước so sánh phân bố dân cư giữa hai vùng:
- Khái quát vùng
- So sánh:
+ Giống nhau:
- Mật độ dân số phổ biến của hai vùng (so với cả nước)
- Dân cư phân bố không đều
. Giữa các khu vực: nơi đông (mật độ? người/km2), nơi thưa (mật độ? người/km2)
. Giữa thành thị và nông thôn (nếu có)
- Có sự phân hóa rõ rệt: những nơi đông nhất, thưa nhất
+ Khác nhau (triển khai từ các ý chính của phần giống nhau để so sánh song phải nêu cụ thể để thấy rõ sự khác biệt)
- Mật độ
- Phân bố
- Phân hóa: vùng nào có các cấp mật độ đa dạng hơn? Sự phân hóa ở vùng nào sâu sắc hơn?
+ Giải thích: dựa vào sự khác biệt của các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội..
B. Bài tập vận dụng
Dựa vào Atlat ĐLVN kết hợp kiến thức đã học hãy so sánh và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của ĐBSH và ĐBSCL?
* Khái quát 2 vùng
- ĐBSH nằm ở phía Bắc của cả nước. Bao gồm 11 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15 nghìn km2 và số dân 18,2 triệu người (năm 2006), chiếm 4,5% diện tích và 21,6% số dân cả nước. Vùng tiếp giáp với TDMMBB, BTB và biển Đông. Đây là vùng đồng bằng lớn thứ 2 cả nước sau ĐBSCL.
- ĐBSCL nằm ở cực Nam của đất nước. Bao gồm: 13 tỉnh, thành phố với diện tích gần 40 nghìn km2 và số dân 17,4 triệu người (năm 2006), chiếm 12% diện tích và 17,4% số dân cả nước. Vùng tiếp giáp với Đông Nam Bộ ở phía Bắc, với Campuchia ở phía Tây Bắc và biển Đông ở phía Đông, Nam và Tây nam. Đây là vùng đồng bằng lớn nhất cả nước.
* So sánh đặc điểm dân số
. Giống nhau
- Cả 2 vùng đều có mật độ dân số cao nhất cả nước phổ biến từ 501 – 1000 người/km2, nhiều nơi có mật độ 1001 – 2000 người/km2, mật độ cao hơn mức trung bình cả nước và gấp nhiều lần TDMNBB, Tây Nguyên.
- Dân cư đều phân bố không đồng đều giữa các khu vực, trong nội bộ các tỉnh, giữa nông thôn và thành thị.
- Dân cư thường tập trung đông ở khu vực trung tâm đồng bằng, ven các con sông lớn và các thành phố lớn; thưa ở rìa đồng bằng.
. Khác nhau
- Mật độ dân số trung bình của ĐBSH (1001 – 2000 người/km2) cao hơn so với ĐBSCL(501 - 1000 người/km2)
- Sự tương phản trong bức tranh phân bố dân cư ở ĐBSCL rõ nét hơn ĐBSH.
- Trong phạm vi các khu vực cũng có sự khác nhau thể hiện:
+ ĐBSH: dân cư tập trung đông ở khu vực ven sông Hồng với mật độ chủ yếu từ 1001 – 2000 người/km2, vùng trung tâm đồng bằng như Hà Nội (> 2000 người/km2), Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình (từ 1001 – 2000 người/km2).
+ ĐBSCL: dân cư tập trung đông ở khu vực ở ven sông Tiền và sông Hậu với mật độ thấp hơn là 501 – 1000 người/km2.
- Trong nội bộ từng tỉnh cũng có sự phân bố không đồng đều và khác biệt giứa 2 vùng. ĐBSH có sô lượng các tỉnh có mật độ dân số 1001 – 2000 và trên 2000 người/km2 nhiều hơn so với ĐBSCL.
- Giữa thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt: ĐBSH có mật độ đô thị nhiều hơn ĐBSCL và mức độ tập trung dân cư vào các đô thị lớn ở ĐBSH lớn hơn ĐBSCL. (ĐBSH có 2 đô thị có quy mô > 1 triệu dân, ĐBSCL thì không có).
- ĐBSCL lại có sự phân hóa dân cư rõ nét hơn ĐBSH qua sự chênh lệch về mật độ dân số giữa các khu vực và trong nội bộ các khu vực.
* Giải thích
- Hai vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước do:
+ Hai vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự cư trú và hoạt động sản xuất (…)
+ Đều là hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm lớn nhất cả nước
+ Đều có nền kinh tế phát triển,các trung tâm công nghiệp, các đô thị được hình thành và phát triển từ rất sớm.
- Tuy nhiên, đặc điểm phân bố dân cư ở hai vùng có sự khác biệt là do sự tác động của các nhân tố:
+ ĐBSH có mật độ dân số cao hơn với nhiều đô thị quy mô dân số lớn do: là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn, nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn (…), nền nông nghiệp thâm canh phát triển mạnh, tập trung nhiều trung tâm KT – CT –VH của cả nước hơn ĐBSCL nên dân cư tập trung đông đúc hơn
+ ĐBSCL có mật độ dân số thấp hơn do là vùng mới được khai thác, điều kiện tự nhiên còn khó khăn (đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn…), ít các TTCN… do đó sự phân hóa dân cư theo lãnh thổ thể hiện rõ nét hơn ĐBSH.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Dựa vào Atlat ĐLVN kết hợp kiến thức đã học hãy so sánh sự phân bố dân cư của trung du miền núi Bắc bộ và Tây Nguyên?
Câu 2: Dựa vào Atlat ĐLVN kết hợp kiến thức đã học hãy so sánh các đặc điểm phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: