PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ HỆ THẤU KÍNH
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Gọi l là khoảng cách từ thấu kính L1 đến thấu kính L2
Khoảng cách từ ảnh A'1B'1 đến thấu kính L1:
\(d{'_1} = \frac{{{d_1}{f_1}}}{{{d_1} - {f_1}}}\)
Khoảng cách từ A'1B'1 (xem như là vật) đến thấu kính L2:
d2 = l - d'1
Khoảng cách từ ảnh A'2B'2 đến thấu kính L2:
\(d{'_2} = \frac{{{d_2}{f_2}}}{{{d_2} - {f_2}}}\)
Số phóng đại ảnh sau cùng:
\(\begin{array}{l}
k = \frac{{A{'_2}B{'_2}}}{{AB}} = \frac{{A{'_2}B{'_2}}}{{A{'_1}B{'_1}}}.\frac{{A{'_1}B{'_1}}}{{AB}}\\
\Rightarrow k = {k_1}.{k_2} = \frac{{d{'_1}d{'_2}}}{{{d_1}{d_2}}}
\end{array}\)
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ một khoảng 6cm thì hứng được một ảnh rõ nét trên màn, ảnh này lớn gấp hai lần vật. tính tiêu cự của thấu kính này.
Giải
k=A'B/AB=2
k=-d'/d=>d'=-12(cm)
tiêu cự f=(d*d')/(d+d')=(6*(-12))/(6+(-12))=12(cm)
Ví dụ 2: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A'B'. Tìm vị trí của vật, cho biết khoảng cách vật - ảnh là:
a) 125 cm
b) 45 cm.
Giải
Khoảng cách vật - ảnh AA' = |d + d'|
a) d + d' = ± 125 ta có:
d1 = 100 cm; d2 = 25 cm; d3 ≈ 17,54 cm.
b) d + d' = ± 45; ta có: d = 15 cm.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Nếu có 2 thấu kính đồng trục ghép sát thì hai kính trên có thể coi như một kính tương đương có độ tụ thỏa mãn công thức:
A. D = D1 + D2.
B. D = D1 – D2.
C. D = │D1 + D2│.
D.D = │D1│+│D2│.
2/ Hệ 2 thấu kính khi tạo ảnh thì ảnh cuối qua hệ có độ phóng đại là:
A. k = k1/k2. B. k = k1.k2.
C. k = k1 + k2. D. k = │k1│+│k2│.
3/ Đặt một điểm sáng trước một hệ thấu kính đồng trục thấy chùm tia sáng ló ra khỏi hệ là chùm sáng phân kì. Kết luận nào sau đây về ảnh của điểm sáng tạo bởi hệ là đúng?
A. ảnh thật; B. ảnh ảo;
C. ảnh ở vô cực; D. ảnh nằm sau kính cuối cùng.
4/ Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là
A. 50 cm.
B. 20 cm.
C. – 15 cm.
D. 15 cm.
5/ Một thấu kính phân kì có tiêu cự - 50 cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm.
B. Thấu kính phân kì tiêu cự 25 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
D. thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
6/ Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính và trước thấu kính một 20 cm. Ảnh cuối cùng
A. thật và cách kính hai 120 cm.
B. ảo và cách kính hai 120 cm.
C. thật và cách kính hai 40 cm.
D. ảo và cách kính hai 40 cm.
7/ Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì a phải
A. lớn hơn 20 cm.
B. nhỏ hơn 20 cm.
C. lớn hơn 40 cm.
D. nhỏ hơn 40 cm.
-(Hết)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài toán về Hệ thấu kính môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.