PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT VẬT TRƯỚC THẤU KÍNH MỎNG
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Công thức thấu kính
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{{d^/}}}\)
f: tiêu cự thấu kính
d: khoảng cách từ vật đến quang tâm TK
d’: khoảng cách từ ảnh đến quang tâm TK
Công thức này dùng được cả cho thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là:
A. 16,7cm B. 22,5cm C. 17,5cm D. 15cm
Giải
Đáp án: A
fk = - 50 cm. 1/-50 = 1/d - 1/-12,5 ⇒ d= 16,7 cm
Ví dụ 2: Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
A. 25 cm B. 20 cm C. 30 cm D. ≈28,6 cm
Giải
Đáp án: D
D = 1/fk = 1/d + 1/-0,4 = 1 ⇒ d = 28,6 cm
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là:
A. 16,7cm B. 22,5cm
C. 17,5cm D. 15cm
Câu 2: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
A. 17,65cm B. 18,65cm
C. 14,28cm D. 15,28cm
Câu 3: Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
A. 25 cm
B. 20 cm
C. 30 cm
D. 28,6 cm
Câu 4: Một người có điểm cực viễn cách mắt 20 cm. Người đó cần đọc một thông báo đặt cách mắt 40 cm mà không có kính cận. Người đó dùng một thấu kính phân kì có tiêu cự là -15 cm. Hỏi phải đặt thấu kính này cách mắt bao nhiêu để có thể đọc thông báo mà mắt không điều tiết:
A. 10 cm
B. 50 cm
C. 15 cm
D. 30 cm
Câu 5: Một mắt bị tật viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt gần nhất 30cm. Nếu đeo sát mắt một kính có độ tụ D = 2điốp thì có thể thấy rõ các vật cách mắt gần nhất là:
A. 18,75cm
B. 25cm
C. 20cm
D. 15cm
Câu 6: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, điểm cực cận cách mắt 10cm. Người đó phải đeo kính có độ tụ -2 điốp. Hỏi người đó có thể nhìn được vật gần nhất là bao nhiêu?
A. 15 cm B. 12.5cm
C. 12 cm D. 20 cm
Câu 7: Một người có điểm cực cận cách mắt 0,4m điểm cực viễn cách mắt 100cm. Khi đeo sát mắt kính có độ tụ 1,5điốp sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt là:
A. 40cm. B. 100cm.
C. 25cm. D. 200cm.
Câu 8: Một người viễn thị đeo sát mắt kính có độ tụ 2điốp nhìn rõ vật cách mắt 25cm. Khi đeo kính 1,5điốp sẽ nhìn thấy vật cách mắt một đoạn là:
A. 38,6cm B. 28,6cm
C. 18,75cm D. 26,8cm
9/ Ảnh và vật thật bằng nó của nó cách nhau 80 cm. Thấu kính này
A. là thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
B. là thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.
C. là thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.
D. là thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
10/ Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36 cm. Đây là thấu kính
A. hội tụ có tiêu cự 24 cm.
B. phân kì có tiêu cự 8 cm.
C. hội tụ có tiêu cự 8 cm.
D. phân kì có tiêu cự 24 cm.
-(Hết)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp xác định vị trí đặt vật trước thấu kính mỏng môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.