Phép trừ dạng 17 - 3

Nội dung bài học Phép trừ dạng 17 - 3 dưới đây đã được Chúng tôi biên soạn cụ thể và chi tiết, đồng thời có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết giúp các em dễ dàng ôn luyện kiến thức và vận dụng vào giải bài tập.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

- Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20

- Trừ nhẩm dạng 17 - 3

1.2. Các dạng toán về Phép trừ dạng 17 - 3

Dạng 1: Thực hiện phép tính dạng

Thực hiện phép trừ hàng dọc hoặc hàng ngang.

Với phép tính hàng dọc, em đặt tính thẳng hàng rồi trừ các số từ hàng đơn vị đến hàng chục.

Dạng 2: Tính nhẩm

Thực hiện phép trừ không nhớ dạng 17-3 theo hàng ngang mà không cần đặt tính.

- Bước 1: Trừ các số ở hàng đơn vị

- Bước 2: Giữ nguyên chữ số 1 ở hàng chục.

Dạng 3: Toán đố

Vận dụng phép trừ vừa học, em giải quyết các bài toán đố.

- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

- Tìm cách giải: Muốn tìm giá trị còn lại thì em thường dùng phép tính trừ.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.?

1.3. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 110

Bài 1 trang 110

Tính

Phương pháp giải

Tính trừ lần lượt từ phải sang trái.

Hướng dẫn giải

Bài 2 trang 110

Tính:

12 - 1 =     13 - 1 =     14 - 1 =

17 - 5 =     18 - 2 =     19 - 8 =

14 - 0 =     16 - 0 =     18 - 0 =

Phương pháp giải

Tính trừ nhẩm rồi điền kết quả vào chỗ trống.

Hướng dẫn giải

12 - 1 = 11     13 - 1 = 12     14 - 1 = 13

17 - 5 = 12     18 - 2 = 16     19 - 8 = 11

14 - 0 = 14     16 - 0 = 16     18 - 0 = 18

Bài 3 trang 110

Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

Phương pháp giải

Lấy số của cột đầu tiên trừ đi các số của hàng trên; viết kết quả vào ô tương ứng ở hàng dưới.

Hướng dẫn giải

1.4. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 111

Bài 1 trang 111

Đặt tính rồi tính:

14 - 3     17 - 5     19 - 2

16 - 5     17 - 2     19 - 7

Phương pháp giải

- Viết phép tính sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau.

- Tính trừ lần lượt từ phải sang trái.

Hướng dẫn giải

Bài 2 trang 111

Tính nhẩm:

14 - 1 =     15 - 4 =     17 - 2 =     15 - 3 =

15 - 1 =     19 - 8 =     16 - 2 =     15 - 2 =

Phương pháp giải

Tính nhẩm rồi điền kết quả vào chỗ trống.

Hướng dẫn giải

14 - 1 = 13     15 - 4 = 11     17 - 2 = 15     15 - 3 = 12

15 - 1 = 14     19 - 8 = 11     16 - 2 = 14     15 - 2 = 13

Bài 3 trang 111

Tính:

12 + 3 - 1 =     17 - 5 + 2 =     15 - 3 - 1 =

15 + 2 - 1 =     16 - 2 + 1 =     19 - 2 - 5 =

Phương pháp giải

Tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

12 + 3 - 1 = 14     17 - 5 + 2 = 14     15 - 3 - 1 = 11

15 + 2 - 1 = 16     16 - 2 + 1 = 15     19 - 2 - 5 = 12

Bài 4 trang 111

Nối (theo mẫu):

Phương pháp giải

Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

Sau đó nối với đáp số đúng.

Hướng dẫn giải

Bài tập minh họa

 
 

Câu 1: Đặt tính rồi tính: 18 - 5

Hướng dẫn giải

8 trừ 5 bằng 3, viết 3

Hạ 1, viết 1

Vậy 18 - 3 = 15

Câu 2: Tính nhẩm: 14 - 3

Hướng dẫn giải

Em nhẩm: 4 - 3 = 1, giữ nguyên chữ số 1 ở hàng chục

Vậy 14 - 3 = 11

Câu 3: Một người nông dân nuôi 13 con gà, sau đó người ấy bán đi 2 con. Hỏi người nông dân đó còn lại bao nhiêu con gà?

Hướng dẫn giải

Người nông dân đó còn lại số con gà là:

13 - 2 = 11 (con)

Đáp số: 11 con.

Lời kết

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.

- Tự tiến hành làm bài tập và giải toán theo đúng những kiến thức trên đã học.

- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 1 của mình thêm hiệu quả.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?