ÔN TẬP CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ
Câu 151: Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là
A. 2,2-đimetylbutan. B. 2-metylpentan. C. n-hexan. D. 2,3-đimetylbutan.
Câu 152: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X);
HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A. X, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.
Câu 153: Dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với Na và NaOH
A. phenol, etyl axetat, o- crezol. B. axit axetic, phenol, etyl axetat.
C. axit axetic, phenol, o-crezol. D. axit axetic, phenol, ancol etylic.
Câu 154: Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây chắc chắn có thể tham gia phản ứng tráng gương?
A. HCOOCH3. B. C3H7COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC4H7.
Câu 155: Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được.
B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit.
C. Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit.
D. Tinh bột, saccarozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi và monosaccarit.
Câu 156: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. C2H5OH.
Câu 157: Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. oxi hoá-khử.
Câu 158: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (oC) | 182 | 184 | -6,7 | -33,4 |
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) | 6,48 | 7,82 | 10,81 | 10,12 |
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. X, Y tạo kết tủa trắng với nước brom.
B. Phân biệt dung X với dung dịch Y bằng quỳ tím.
C. Z, T làm xanh quỳ tím ẩm.
D. Dung dịch X có tính axit; dung dịch Y, Z, T có tính bazơ.
Câu 159: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 160: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây?
A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát.
C. Công thức cấu tạo. D. Công thức đơn giản nhất.
Câu 161: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3–CH2–CHBr–CH2Br. B. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br.
C. CH3–CH2–CHBr–CH3. D. CH3–CH2–CH2–CH2Br.
Câu 162: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch brom. B. dung dịch thuốc tím. C. dung dịch AgNO3. D. Cu(OH)2.
Câu 163: Cho 4 chất: X (C2H5OH); Y (CH3CHO); Z (HCOOH); G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
A. Y < X < Z < G. B. Z < X < G < Y. C. X < Y< Z < G. D. Y < X < G < Z.
Câu 164: Khi thuỷ phân CH2=CHOOCCH3 trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm là:
A. CH3CH2OH và CH3COONa. B. CH3CH2OH và HCOONa.
C. CH3OH và CH2=CHCOONa. D. CH3CHO và CH3COONa.
Câu 165: Saccarozơ thuộc loại
A. polosaccarit. B. đisaccarit. C. đa chức. D. monosaccarit.
Câu 166: Để nhận biết Gly-Ala và Gly-Gly-Gly-Ala trong hai lọ riêng biệt, thuốc thử cần dùng là:
A. Cu(OH)2. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
Câu 167: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Nilon-6,6. B. Polibutađien. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 168: Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc. B. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. D. Có 3 chất làm mất màu nước brom.
Câu 169: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đồng phân là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.
B. Đồng phân là hiện tuợng các chất có tính chất khác nhau.
C. Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng chất có cùng CTPT.
D. Đồng phân là hiện tuợng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.
Câu 170: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken là:
A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en.
C. eten và but-2-en. D. eten và but-1-en.
Câu 171: Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là
Câu 172: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ tự:
A. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.
B. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.
C. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.
D. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.
Câu 173: Công thức của triolein là
A. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.
D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.
Câu 174: Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 175: Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3) –CONH–CH2–COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N–CH2–COOH; H2N–CH2–CH2–COOH.
B.
C.
D. H2N–CH2–COOH; H2N–CH(CH3) –COOH.
Câu 176: Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ lapsan. D. Tơ vinilon.
Câu 177: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) NH3. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH giảm dần là
A. (3) > (4) > (1) > (2). B. (3) > (4) > (2) > (1).
C. (2) > (1) > (3) > (4). D. (4) > (3) > (1) > (2).
Câu 178: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T, P với thuốc thử được ghi ở bảng sau :
Thuốc thử | X | Y | Z | T | P |
Quì tím | hóa đỏ | hóa xanh | không đổi màu | hóa đỏ | hóa đỏ |
Dung dịch NaOH đun nóng | giải phóng khí | dung dịch trong suốt | dung dịch trong suốt | dung dịch phân lớp | dung dịch trong suốt |
Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là
A. axit glutamic, phenylamoni clorua, alanin, lysin, metyl amoni clorua.
B. metylamoni clorua, lysin, alanin, axit glutamic, phenylamoni clorua.
C. metylamoni clorua, lysin, alanin, phenylamoni clorua, axit glutamic.
D. axit glutamic, metyl amoni clorua, phenylamoni clorua, lysin, alanin.
Câu 179: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2–, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.
C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
Câu 180: Cho phản ứng: C2H2 + H2O → X
X là chất nào dưới đây?
A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
{-- xem toàn bộ nội dung Ôn tập các dạng câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ năm học 2019-2020 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn tập các dạng câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.