Chuyên đề ôn tập môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Đình Phùng

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

Câu 1. Thuỷ phân este  X có CTPT là C4H8O2 trong  dung dịch NaOH thì thu được chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H3O2Na. Tên gọi của X là

A. etyl axetat                          B. metyl propionat      C. propyl fomat                       D. isopropyl fomat

Câu 2. Trong các công thức sau, công thức nào không phải là của chất béo?

A. (C17H35COO)3 C3H5                                                              B. (C15H31COO)3C3H5       

C. (C17H33COO)3 C3H5                                                              D.(C4H9COO)3C3H5

Câu 3. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2(OH)3]n.       B. [C6H8O2(OH)3]n.       C. [C6H7O3(OH)3]n.            D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 4. Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với dung dịch NaCl.                                          B. pứ thủy phân trong môi trường axit.

C. pứ với Cu(OH)2 ở t0 thường tạo thành dd xanh lam.        D. pứ với AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.

Câu 5. Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dd AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?

A. anđehit fomic.        B. saccarozơ.               C. glucozơ.                  D. axetilen.

Câu 6. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa

A. glucozơ.                 B. saccarozơ.               C. tinh bột.                  D. xenlulozơ.

Câu 7. Ứng với công thức phân tử C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin?

A. 2.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 8. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.                                      B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.          D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 9.  Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X) , ta cho X tác dụng với

A. HCl, NaOH.                       B. Na2CO3, HCl.     C. HNO3, CH3COOH. D. NaOH, NH3.

Câu 10. Tơ nilon − 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa

A. H2N−(CH2)5−COOH                                                     

B. HOOC−(CH2)2−CH(NH2)−COOH

C. HOOC−(CH2)4−COOH và HO−(CH2)2−OH          

D. HOOC−(CH2)4−COOH và H2N−(CH2)6−NH2

Câu 11. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ nilon-7.

Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ tằm và tơ nilon-7.                                             B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 12. Cho các kim loại: Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag. Số kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là

A. 4                             B. 3                             C. 5                             D. 6

Câu 13. Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi

A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại            B. khối lượng riêng của kim loại

C. tính chất của kim loại                                 D. các electron tự do trong tinh thể kim loại

Câu 14. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính oxi hóa và tính khử     B. tính bazơ    C. tính khử (dễ bị oxi hóa )     D. tính oxi hóa

Câu 15. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol).  Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 4.                                              B. 2.                                        C. 5.                                        D. 3.

Câu 16. Có một số chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin,

(6) buta–1,3– đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp là

A. (1), (2), (5), (6).         B. (1), (2), (3), (4).                  C. (1), (4), (5), (6).          D. (2), (3), (4), (5).

Câu 17. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.       

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.     

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

(7) Nối một dây Mg với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm

Trong các thí nghiệm trên thì số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 4.                            B. 6.                            C. 3                             D. 5

Câu 18. Cho 4 dung dịch muối: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên ?

A. Zn                           B. Fe                           C. Cu                           D. Pb

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam este X thu được 17,6 gam CO2 và  7,2 gam H2O. CTPT của este là

A. C4H8O4                               B. C4H8O2                 C. C2H4O2                      D. C3H6O2

Câu 20. Cho 14,8 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cấu tạo của este là

A. HCOOCH3                                   B. CH3COOCH3               C. CH3COOC2H5             D. HCOOC3H7

Câu 21. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 16,68 gam.                        B. 18,38 gam.              C. 18,24 gam.              D. 17,80 gam

Câu 22. Cho 25ml dd Glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư tạo ra 2,16g kết tủa Ag.

Nồng độ của dd Glucozo đã dùng là :

A.0,3              B.0,4                           C.0,2                                       D.0,1

Câu 23. Khối lượng anilin cần dùng để tác dụng với nước brom dư  thu được 4,4 gam kết tủa trắng là

A. 1,86 gam          B. 18,6 gam           C.8,61 gam                    D.6,81 gam

Câu 24. Một đoạn mạch poli (vinyl clorua) có khối lượng 43750. Hệ số trùng hợp trong mạch trên là

A. 400                              B. 500                             C. 600                           D. 700

Câu 25. Aminoaxit no X chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 0,89g X tác dụng với HCl (đủ) tạo ra 1,255g muối. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N- CH2- COOH.                                              B. CH3- CH(NH2)- COOH.

C. CH3- CH(NH2)- CH2- COOH.                 D. C3H7- CH(NH2)- COOH.

Câu 26. Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 9,9 gam.                                  B. 9,8 gam.                              C. 7,9 gam.                              D. 9,7 gam.

Câu 27. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 6,4 gam                 B. 4,4 gam                   C. 5,6 gam                   D. 3,4 gam

Câu 28. Thủy phân hoàn toàn dd chứa 102,6g Saccarozo trong môi trường axit vừa đủ thu được  dd X. Cho  X tác dụng với AgNO3/NH3 dư đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là:( H cả quá trình là 70% )

A.129,6g                                B.90,72                                   C.45,36                                   D.64,8

Câu 29. Cho a(g) Glucozo  lên men thành ancol etylic với H= 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dd nước vôi trong dư được 80g kết tủa. Giá trị của a là:

A.72                           B.108                          C.54                                        D.96

Câu 30. Cần bao nhiêu gam dd HNO3 60%  để tác dụng với lượng dư xenlulozo tạo 237,6 gam  xenlulozo trinitrat với H= 85%   

A.151,2                      B.252              C.296,5                       D.214,4

Câu 31: Số lượng đồng phân este của C3H6O2, C4H8O2 lần lượt là :

A. 2 và 3                    B. 3 và 6                      C. 4 và 6                      D. 2 và 4

Câu 32: Este X có CTPT là C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol metylic.  CTCT của X

A. CH3COOCH2CH3    B. CH3CH2COOCH3           C. HCOOCH2CH2CH3      D. CH2=CHCOOCH3

Câu 33: Phát biểu nào về tính chất vật lí là không đúng ?

A. Chất béo là chất lỏng, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ

B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc Hiđro cacbon không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường

C. Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật

D. Chất béo chứa chủ yếu các gốc Hiđro cacbon no của axit béo thường là chất rắn ở nhiệt độ thường

Câu 34. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với H2 (xt Ni, t°) đều tạo ra sobitol?

A. tinh bột và glucozơ.                                  B. saccarozơ và fructozơ.                  

C. saccarozơ và xenluozo.                             D. fructozơ và glucozơ.

Câu 35:  Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol.                    B. xeton.                     C. amin.                       D. anđehit.

Câu 36. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.         B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.

C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.    D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

Câu 37:  Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: 

A.Glucozơ <  Saccarozơ < Fructozơ.                         B. Fructozơ < Glucozơ <  Saccarozơ 

C.Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ.                          D. Saccarozơ < Fructozơ <  Glucozơ.

Câu 38:  Ứng dụng nào sau đây không phải của Glucozo ?

A.Thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực             B.Tráng bạc, tráng phích

C.Nguyên liêu sản xuất ancol etylic                           D.Nguyên liệu sản xuất  PVC

Câu 39.  Glucozo và fructozo đều

A. có công thức phân tử C6H10O5.                B. có phản ứng tráng bạc.

C. thuộc loại đisaccarit                                  D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử.

Câu 40. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, cần cho dd glucozơ phản ứng với

A. kim loại Na.                                              B. dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

C. H2/Ni, to                                                             D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

...

Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề ôn tập môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Đình Phùng; để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?