Dạng bài tập về tính khử của anion Cl- môn Hóa học 12

DẠNG BÀI TẬP VỀ TÍNH KHỬ CỦA ANION Cl-

 

1. Tác nhân oxi hóa thường gặp

KMnO4 trong môi trường axit (thường là H2SO4) có tính oxi hóa rất mạnh, nên nó    dễ bị mất màu tím bởi nhiều chất khử như: Fe2+; FeO; Fe3O4; SO2; SO32-; H2S; S2-; NaCl; HCl; KBr, HBr, HI; KI; Cl-; Br-; I-; NO2-; một số hợp chất hữu cơ (anken; ankin; …)

2. Bài tập vận dụng

Câu 1:Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 80.                          B. 40.                          C. 20.                          D. 60.

Câu 2:Cho 23,2 gam Fe3O4 vào 1 lít HCl 1M, thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch KMnO4 0,5M (trong dung dịch H2SO4 loãng, dư) cần dùng để oxi hóa hết các chất trong dung dịch X là

A. 425 ml.                   B. 520 ml.                   C. 400 ml.                   D. 440 ml.

Câu 3:Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí (đktc). Cho dung dịch X tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch KMnO4 x mol/lít trong H2SO4. Giá trị của x là

A. 0,28M.                   B. 0,24M.                    C. 0,48M.                   D. 0,04M.

Câu 4:Sau khi đun nóng 23,7 gam KMnO4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d = 1,18 g/ml) đun nóng. Thể tích khí Cl2 (đktc) thu được là

A. 2,24.                      B. 4,48.                       C. 7,056.                     D. 3,36.

Câu 5:Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 xM trong H2SO4. Giá trị của x là 

 A. 0,25.                      B. 0,5.                         C. 0,2.                         D. 1,0.

3. Lý thuyết tổng hợp

Câu 6:Cho các phản ứng:    

(1) O3 + dung dịch KI →                              

(2) F2 + H2O →

(3) MnO2 + HCl đặc →                                 

(4) Cl2 + dung dịch H2S →

Các phản ứng tạo ra đơn chất là

A. (1), (2), (3).             B. (1), (2), (4).             C. (1), (3), (4).             D. (2), (3), (4).

Câu 7:Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?

A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.           

D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

Câu 8:Thực hiện thí nghiệm theo các sơ đồ phản ứng:

Mg  +  HNO3 đặc, dư khí → X                

CaOCl2  + HCl →  khí Y

NaHSO3  +  H2SO4  → khí Z                   

Ca(HCO3)2  + HNO3  → khí T

Cho các khí X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư. Trong tất cả các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hoá - khử?

A. 4.                             B. 3                             C. 2.                            D. 5.

Câu 9:Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.

(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.

(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.

(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.

Số thí nghiệm thu được hai muối là

A. 4.                             B. 6.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 10:Cho các chất khí sau: SO2; NO2; Cl2; N2O; H2S; CO2. Các chất khí khi phản ứng với NaOH ở nhiệt độ thường luôn cho hai muối là

A. Cl2; NO2.               B. SO2; CO2.              C. SO2; CO2; H2S.            D. CO2; Cl2; H2S.

Câu 11:Cho biết các phản ứng xảy ra sau :   

2FeBr2   + Br2 →  2FeBr3

2NaBr + Cl2  →  2NaCl + Br2

Phát biểu đúng là

A.Tính khử của  mạnh hơn của .  

B. Tính khử của mạnh hơn của Fe2+.

C. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.          

D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 12:Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, . Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A.7.                              B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 13:Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách.

A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân nóng chảy NaCl.

D. cho F2  đẩy Cl2  ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 14:Cho các phản ứng sau :        

4HCl + MnO2  →  MnCl2  + Cl2  + 2H2O

2HCl + Fe  → FeCl2  + H2

14HCl + K2Cr2O7  →  2KCl + 2CrCl3  + 3Cl2   + 7H2O

6HCl + 2Al →  2AlCl3  + 3H2

16HCl + 2KMnO4  →  2KCl + 2MnCl2  + 5Cl2  + 8H2O

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 3.                             B. 1.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 15:Cho các phản ứng sau :

(a) 4HCl + PbO2  → PbCl2  + Cl2  + 2H2O

(b) HCl + NH4HCO3  → NH4Cl + CO2  + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3 →  2NO2  + Cl2  + 2H2O

(d) 2HCl + Zn → ZnCl2  + H2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2.                             B. 3.                            C. 4.                            D. 1.

Câu 16:Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.         

B. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo.

D. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.

Câu 17:Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,24M.                   B. 0,48M.                    C. 0,2M.                     D. 0,4M.

Câu 18:Đốt 15 gam hỗn hợp bột Al và Fe trong khí Cl2 thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 4 gam chất rắn không tan. Lọc bỏ chất rắn, thu dung dịch Y. Lấy 1/2 dung dịch Y tác dụng được với tối đa 0,09 mol KMnO4 trong H2SO4. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 62,67%.                 B. 72,91%.                 C. 64,00%.                 D. 37,33%.

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Dạng bài tập về tính khử của anion Cl- môn Hóa học 12. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?