TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 6, 7 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây mà tất cả các chất không tan trong nước?
A. CaO, Fe2O3, MgO. B. K2O, MgO, Fe2O3.
C. MgO, Al2O3, Na2O. D. CuO, Al2O3, MgO.
Câu 2. Cho NaOH dư vào dung dịch 2 muối AlCl3 và FeCl3 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn C. Chất rắn C là
A. Al2O3 và Fe. B. Al và Fe. C. Fe D. Al2O3 và FeO.
Câu 3. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. FeCl2. B. axit nitric đặc, nguội. C. H2SO4 loãng. D. AgNO3.
Câu 4. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây đúng?
A. 4KNO3 → 2K2O + 4NO2 + O2. B. 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.
C. NH4NO2 → NH3 + HNO2. D. Na2CO3 → Na2O + CO2.
Câu 5. Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình electron của Al là
A. 1s²2s²2p63s²3p1. B. 1s²2s²2p63s³. C. 1s²2s²2p63s³3p³. D. 1s²2s²2p63s²3p².
Câu 6. Cho các chất Na3PO4, Ca(OH)2, NaCl, K2CO3, HCl. Số chất có khả năng làm mất tính cứng tạm thời của nước là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. KHCO3.
Câu 8. Muối vừa tác dụng với dd HCl có khí thoát ra, tác dụng với dd NaOH có kết tủa là
A. Na2CO3. B. Ca(HCO3)2. C. NaHCO3. D. (NH4)2CO3.
Câu 9. Cho phản ứng: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất thì tổng (c + d) bằng
A. 9 B. 2 C. 5 D. 11
Câu 10. Các chất vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch kiềm mạnh là
A. Al(OH)3, FeO, Al. B. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.
C. CuO, Al, ZnO, FeO. D. ZnO, Al, MgO, CaO.
Câu 11. Nhóm mà tất cả các chất đều tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm là
A. Na2O, K2O và MgO. B. Na2O, Fe2O3 và BaO.
C. Na2O, K2O và BaO. D. K2O, BaO và Al2O3.
Câu 12. Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là
A. 5,4 g. B. 16,2 g. C. 10,4 g. D. 2,7 g.
Câu 13. Dãy nào gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A. NaHCO3 và Na3PO4. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và HCl. D. Ca(OH)2 và Na2CO3.
Câu 14. Phèn chua có công thức là
A. CuSO4.5H2O. B. KFe(SO4)2.12H2O.
C. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.12H2O. D. KAl(SO4)2.12H2O.
Câu 15. Nhôm không thể tan trong dung dịch
A. NH3. B. AgNO3. C. NaOH. D. H2SO4 loãng.
Câu 16. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. CuSO4, BaCl2, HCl, CO2. B. Al, HCl, CaCO3, CO2.
C. FeCl3, HCl, Ca(OH)2, CO2. D. FeCl2, Al(OH)3, CO2, HCl.
Câu 17. Hai chất đều không thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời là
A. Na2CO3 và Ca(OH)2. B. NaOH và Ca(OH)2.
C. Na2CO3 và NaOH. D. NaHCO3 và NaCl.
Câu 18. Cho các chất sau: NaOH, NaHCO3, KCl, Ca(OH)2, Ba(HCO3)2, CaO, Al2O3, Al(OH)3, KHCO3, Na2O. Có bao nhiêu chất có tính chất lưỡng tính?
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 19. Quặng nào dùng để sản xuất nhôm
A. Quặng pirit B. Than đá C. Quặng boxit D. Quặng manhetit
Câu 20. Chất được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là
A. CaSO4.2H2O B. CaSO4.H2O C. CaCO3. D. CaSO4 khan.
Câu 21. Cho từ từ từng lượng nhỏ NaOH cho đến dư vào dd Al2(SO4)3, hiện tượng xảy ra là
A. không xuất hiện kết tủa. B. xuất hiện kết tủa keo không tan trong dung dịch.
C. xuất hiện bọt khí thoát ra. D. xuất hiện kết tủa keo, rồi sau đó kết tủa tan dần.
Câu 22. Cho dãy các chất: FeCl2, KCl, CuSO4, Mg(NO3)2, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 23. Dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NH4Cl. B. AlCl3. C. Na2CO3. D. KHSO4.
Câu 24. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có bọt khí bay ra. B. chỉ có kết tủa keo trắng không tan.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. không có kết tủa, chỉ có khí bay ra.
Câu 25. Cho khí CO2 đi từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là
A. không tạo ra kết tủa, mà chỉ có khí bay ra. B. tạo kết tủa trắng rồi tan một phần.
C. tạo kết tủa trắng không tan. D. tạo kết tủa trắng rồi tan hết.
Câu 26. Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí (đktc). Kim loại kiềm là
A. K B. Li C. Na D. Rb
Câu 27. Cho 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 9 gam B. 11 gam C. 8 gam D. 10 gam
Câu 28. Cho m gam Al và Cu phản ứng với dung dịch NaOH dư thì thu được 3,36 lít khí (ở đktc) và 2,5 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 4,06. B. 2,70. C. 5,20. D. 6,57.
Câu 29. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
A. 8,10 g. B. 1,53 g. C. 1,35 g. D. 13,50 g.
Câu 30. Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch nước vôi trong 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được khối lượng kết tủa là
A. 20 gam. B. 30 gam. C. 40 gam. D. 25 gam.
Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp là
A. 46% B. 48% C. 52% D. 54%
Câu 32. Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại là
A. Mg; Ca. B. Ca; Sr. C. Sr; Ba. D. Be; Mg.
Câu 33. Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dd nước vôi trong 0,05M được kết tủa X và dd Y. Khi đó khối lượng của dung dịch Y so với khối lượng của dung dịch nước vôi trong ban đầu sẽ
A. tăng 3,04 gam. B. giảm 6,0 gam. C. giảm 4,0 gam. D. tăng 7,04 gam.
Câu 34. Cho 14 gam NaOH vào 100 ml dd AlCl3 1M. Khi pứ kết thúc thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 23,4 g B. 3,9 g C. 11,7 g D. 7,8 g
Câu 35. Cho 6,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. Li; Na B. K; Rb C. Rb; Cs D. Na; K
CHƯƠNG 7: SẮT, CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Câu 1. Cấu hình electron của Cr (Z=24) là
A. [Ar] 3d54s1 B. [Ar] 4s23d4 C. [Ar] 3d44s2 D. [Ar] 4s13d5
Câu 2. Các số oxi hóa đặc trưng của crom là
A. +2, +4, +6. B. +3, +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +2, +3, +6.
Câu 3. Cấu hình electron nào sau đây là của Fe?
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.
Câu 4. Cấu hình electron của Fe2+ là
A. [Ar] 3d6. B. [Ar] 3d6 4s². C. [Ar] 4s² 4p6. D. [Ar] 3d5 4s1.
Câu 5. Nguyên tử sắt có thể bị oxi hóa thành các ion
A. Fe2+. B. Fe3+. C. Fe2+ và Fe3+. D. Fe3+ và Fe4+.
Câu 6. Trong các oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4, chất tác dụng với HNO3 cho ra chất khí là
A. Chỉ có FeO B. Chỉ có Fe2O3. C. Chỉ có Fe3O4. D. FeO và Fe3O4.
Câu 7. Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al B. Fe và Cr C. Al và Cr D. Mn và Cr
Câu 8. Có thể đựng axít nào sau đây trong bình thép?
A. axit clohiđric. B. axit sulfuric loãng.
C. axit sulfuric đặc nguội. D. axit nitric đặc nóng.
Câu 9. Oxit nào là oxit axit?
A. CrO3. B. CrO. C. Cr2O3. D. CuO.
Câu 10. Sắt tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được một muối sắt X. Cho dung dịch NaOH dư tác dụng với muối sắt X thì thu được hiđroxit Y. Nhiệt phân hoàn toàn Y trong không khí thì thu được oxit Z. Công thức của X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3. B. FeCl2, Fe(OH)2, FeO.
C. FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3. D. FeCl2, Fe(OH)3, Fe2O3.
....
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập Chương 6, 7 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Hàn Thuyên, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!