Ngân hàng câu hỏi ôn tập Chương Nito và Photpho môn Hóa học 11 năm 2019-2020

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG NITO VÀ PHOTPHO MÔN HÓA HỌC 11

 

I. NHẬN BIẾT:

Câu 1:  Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do:

A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.

C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết .

D. Trong phân tử N2 có liên kết 3 rất bền.

Câu 2: Ở điều kiện thường, Photpho có độ hoạt động hóa học mạnh hơn Nitơ là do

A. Độ âm điện của photpho lớn hơn nitơ.

B. Ái lực electron của photpho mạnh hơn nitơ.

C. Liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.

D. Tính phi kim của photpho mạnh hơn của nitơ.

Câu 3:   Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.

A. Li, Mg, Al                             C. Li, H2, Al                       B. H2 ,O2                        D. O2 ,Ca,Mg

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .

A. Không khí                           B. NH3 ,O2                         C. NH4NO2                    D. Zn và HNO3

Câu 5: Trong công nghiệp, N2  được tạo ra bằng cách nào sau đây.

A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng .

C. Đung dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.

D. Đun nóng kim loại Mg với dd HNO3 loãng.

Câu 6: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :

A. H2                                      B. O2                                C. Li                                    D. Mg

Câu 7:  Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại:

A. NO                                    B. NH4NO3                       C. NO2                              D. N2O5

Câu 8:  Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3:

A. Al, Fe                                B. Au, Pt                           C. Al, Au                           D. Fe, Pt

Câu 9: Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là

A. SO2 và NO2                              B. CO2 và SO2                         C. SO2 và CO2                        D. CO2 và NO2

Câu 10:  Khí nào có tính gây cười?

A. N2                                                   B. NO                                C. N2O                              D. NO2

Câu 11: Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường

A. Mg                                     B. O2                                             C. Na                                 D. Li

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ

A. NaNO2 và H2SO4 đặc.            

B. NaNO3 và H2SO4 đặc.   

C. NH3 và O2.  

D. NaNO3 và HCl đặc.

Câu 13: Thành phần chính của quặng photphorit là

A. Ca(H2PO4)2.                      B. Ca3(PO4)2.                     C. NH4H2PO4.                   D. CaHPO4.

Câu 14: Cặp công thức của Litinitrua và nhôm nitrua là:

A. LiN3 và Al3N                     B. Li3N và AlN                  C. Li3N và Al2N3               D. Li3N2 và Al3N2

Câu 15: Muối được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm :

A. (NH4)2CO3                        B. NH4HCO3                            C.Na2CO3                                       D. NH4Cl

Câu 17: Công thức cấu tạo của axit nitrit là :

   A. HNO3                             B. HNO2                          C. NaNO3                          D. H3PO4

Câu 18:  Nhôm không bị hòa tan trong dung dịch

A. HCl                                    B. H2SO4 loãng                 C. HNO3 loãng                  D. HNO3 đặc nguội

Câu 19:  Phân đạm cung cấp cho cây:

A. N2                                                   B. NH4NO3                       C. NH3                              D. N dạng NH4+, NO3-

Câu 20 Độ dinh dưỡng của phân đạm là:

A. %N                                    B. %N2O5                                   C. %NH3                           D. % khối lượng muối

Câu 21: Độ dinh dưỡng của phân lân là:

A. % K2O                               B. % P2O5                                  C. % P                               D. %PO43-

Câu 21: Thành phần chính của phân Urê là:

A. (NH4)2CO3                                B. (NH2)2CO                     C. NH3                                        D. Chất khác

Câu 22: Thành phần chính của supephotphat kép là:

A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O                                         

B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2

C. Ca(H2PO4)2, H3(PO4)       

D. Ca(H2PO4)2

Câu 23: Muối nào tan trong nước

A. Ca3(PO4)2                                   B. CaHPO4                                C. Ca(H2PO4)2                         D. AlPO4

Câu 24:  Trong phân tử HNO3, N có hóa trị và số oxi hóa:

A. V, +5.     

B. IV, +5       

C. V, +4.            

D. IV, +3.

Câu 25:  Chọn phát biểu đúng:

A. Photpho trắng tan trong nước không độc.

B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.

C. Ở điều kiện thường photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ

D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối

Câu 26:  Photpho trắng và photpho đỏ là:

A. 2 chất khác nhau.                                        

B. 2 chất giống nhau.     

C. 2 dạng đồng phân của nhau.           

D. 2 dạng thù hình của nhau.

Câu 27: Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là:

A. Ca3P2                              B. Ca2P3                           C. Ca3(PO4)2                   D. CaP2

Câu 28: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:

A. Oxit cacbon             B. Oxit nitơ.                 C. Nước.                 D. Không có khí gì sinh ra

Câu 29: Nước cường toan là hỗn hợp của dung dịch HNO3 đậm đặc với:

A. Dung dịch axit clohidric đậm đặc.                         B. Dung dịch axit sunfuric đặc.

C. Dung dịch xút đậm đặc.                                         D. Hỗn hợp HCl và H2SO4.

Câu 30: Các số oxi hoá có thể có của photpho là

A. –3; +3; +5.           B. –3; +3; +5; 0.                      C. +3; +5; 0.                D. –3; 0; +1; +3; +5.

Câu 31: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì:

A. N2 nhẹ hơn không khí.                            B. N2 rất ít tan trong nước.

C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy.         D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.

Câu 32:  Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng vật có tên gọi là diêm tiêu. Thành phần chính của diêm tiêu là:

A. NH4NO3.                         B. NaNO3.                              C. NaNO2.                          D. NH4NO2.

Câu 33:  Trong các oxit axit sau, oxit axit nào được điều chế trực tiếp từ N2

A. NO                                 B. N2O                                     C.N2O5                               D.N2O3

Câu 34:  Dung dịch axit nitrit kém bền, một phần dễ bị phân huỷ giải phóng khí nitơ oxit . Khí này làm cho dung dịch:

A.Có màu đỏ.                      B. Có màu nâu.                      C. Có màu đỏ nâu.             D. Có màu vàng.

Câu 35:  Trong thành phần của thốc nổ đen có chứa 75% về khối lượng của muối nitrat nào sau đây ?

A.KNO3                              B.Cu(NO3)2                            C.Mg(NO3)2                      D.Ca(NO3)2

...

III. VẬN DỤNG:

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Kim loại M là :

A.  Zn = 65.                            B.  Fe = 56.                     C. Mg = 24.                        D. Cu = 64.

Câu 2: cho hỗn hợp gồm 0.2mol Fe và 0.3mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất , sản phẩm đó là:

A. NH4NO3                            B. N2O                             C. NO                                  D. NO2

Câu 3: Phân đạm Urê thường chỉ chứa 40% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là:

A. 152,2                                 B. 145,5                             C. 175                                D. 200

Câu 4: Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 50,4% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

A. 336 lít                                B. 448 lít                            C. 896 lít                           D. 224 lít

Câu 5: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí Hidro để điều chế 8,5 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.

A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2                                            C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2

B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2                                            D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2

Câu 6: Cho 1,35 gam hh gồm Mg, Al, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,01 mol N2O. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hh muối với khối lượng là:

A. 5,69 gam                            B. 5,5 gam                           C. 4,98 gam                    D. 8,17 gam 

Câu 7: Cho 1,97 gam hh gồm Fe, Mg, Zn, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol NO2 và 0,01 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hh muối với khối lượng là:

A. 5,69 gam                            B. 5,5 gam                         C. 4,98 gam                    D. 8,13 gam 

Câu 8: Cho 26,4 gam hỗn hợp kim loại Cu và Mg tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc)là sản phẩm khử duy nhất. Vậy khối lượng của kim loại Cu trong hỗn hợp sẽ là:

A. 19,2 g                                 B. 12,8 g                            C. 9,6 g                          D. 22,4 g

Câu 9: Hoà tan 31,2 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí NO (đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu:

A. 1,2g                                   B. 4,25g                             C. 12g                                D. 2,52g

Câu 10: Cho 19,2 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 448 ml khí NO (đktc) ( sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp:

A. 60%                                   B. 90%                               C. 10%                              D. 20%

Câu 11: Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Mg(NO3)2 và hổn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2 là những sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng của Mg đã phản ứng là:

A. 3,2g                                   B. 6g                                  C. 12,8g                             D. 16g

Câu 12: Cho 1 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng có dư tạo khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 đã bị khử là

A. 0,5                                     B. 1                                    C. 0,1                                 D. 0,6

Câu 13: Cho bột Al tác dụng với dung dịch HNO3 có dư sản phẩm khử thu được chỉ chứa hỗn hợp chứa 0,25 mol N2 và 0,5 mol NO2. Khối lượng bột Al là

A. 27g                                    B. 29,7g                             C. 36g                                D. 27,9g

Câu 14: Cho m gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m:

A. 19,5                                   B. 270                                C. 13                                  D. 5,40

Câu 15: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 0,672 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là:

A. N2.                                     B. N2O.                              C. NO2.                              D. NO.

Câu 16: Cho 39,2 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 20 gam NaOH. Số mol muối tạo thành là:

A. 0,1; 0,3                              B. 0,3; 0,1                          C. 0,1; 0,2                          D. Đáp án khác.

Câu 17: Cho 250 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối

A. KH2PO4 và K2HPO4.                                                   B. KH2PO4 và K3PO4.

C. K2HPO4 và K3PO4.                                                      D. KOH và K3PO4

Câu 18: Cho 450 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối

A. KH2PO4 và K2HPO4.                                                   B. KH2PO4 và K3PO4.

C. K2HPO4 và K3PO4.                                                      D.  K3PO4 và KOH

Câu 19: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Al thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.

- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,672 lít khí

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)

A. 1,5 gam.                             B. 3  gam.                          C. 4,16 gam.                      D. 17,6 gam.

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,4 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Vậy thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là:

A. 86,4 lít                              B. 8,64 lít                           C. 17,28 lít                        D. 192,8 lít

Câu 21: Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 16 g NH4NO2 là (N=14;H=1;O=16) :

A. 11,2 lít                             B. 6,3 lít                              C. 5,6 lít                           D. 2,8 lít

Câu 22: Đổ dung dịch có chứa 13,72 g H3PO4 vào dung dịch chứa 14,56 g NaOH. Muối tạo thành là

A. Na2HPO4  và  Na3PO4.          

B. NaH2PO4                             

C. Na3PO4                  

D. Na2HPO4

Câu 23:  Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là:

A. 8 lít                              B. 2 lít                         C. 4 lít                         D. 1 lít

Câu 24: Cho 6,4  gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được là:

A. 1,12 lít                       B. 3,36 lít                     C. 4,48 lít                    D. 2,24 lít

Câu 25:  Đốt cháy hoàn toàn 8,68 g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4. Khối lượng của dung dịch NaOH đã dùng là bao nhiêu?

A. 50 gam                      B. 52 gam                     C. 45 gam                    D. 70 gam                  

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong khí O2 dư, toàn bộ sản phẩm sinh ra cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M , kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch X là:

A. 30,6 g.                        B. 44,4g.                       C. 35,4g.                           D. 37,2g.

Câu 27: Cho m(g) Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol N2O. Giá trị của m là:

A. 7.76g                           B. 7.65g                       C. 7.85g                             D. 8.85

Câu 28: Hòa tan hết m(g) Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8.96 lit và có tỷ khối đối với hiđrô là 16.75. giá trị của m là:

A. 9,1125                         B. 2,7g                         C. 8,1g                               D. 9,225g

Câu 29: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6.72lit (đktc) khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

A.2,7g, 8,3g                     B.5,4g, 5,6g                 C. 0,54g, 0,56g                 D. 4g và 7g

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu( tỷ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit( đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2), và dd Y( chỉ chứa 2 muối và axit dư). tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V(lit) là:

A. 2,24                            B. 5,6                             C. 3,36                           D. 4,48

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Vậy thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là:

A. 86,4 lít                       B. 8,64 lít                       C. 19,28 lít                     D. 192,8 lít

Câu 32: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hòa tan A vừa đủ bởi 200ml dd HNO3 thu được 2,24l khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m và nồng độ mol/ l của dd HNO3

A. 10,08g và 3,2M         B. 10,08g và 2M         C. 11,2g và 3,2M               D. 11,2g và 2M

Câu 33: Nung x gam Fe trong không khí, thu được 104,8 gam hh rắn A gồm: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan A trong dd HNO3 dư thu được dd B và 12,096 lit hh hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối đối với He là 10,167. Khối lượng x là:

A. 56 gam                    B. 68,2 gam                 C. 84 gam                        D. 78,4 gam

...

Trên đây là phần trích dẫn Ngân hàng câu hỏi ôn tập Chương Nito và Photpho môn Hóa học 11 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?