TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
A. TRẮC NGHIỆM:
I.Cấp độ nhận biết:
Câu 1.Phản ứng cộng clo vào benzen cần có ?
A. ánh sáng B. xúc tác Ni C. xúc tác Fe D. H+
Câu 2: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được ?
A. butan B. isobutan C. isobutilen D. pentan
Câu 3: Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?
A. C2H2 B. C2H4 C. C2H6 D.C3H4
Câu 5: PVC là sản phẩm trùng hợp của:
A. CH2= CH2
B. CH2= CH- CH= CH2
C. CH2= CHCl
D. CH2= C = CH2
Câu 6: Công thức cấu tạo CH ≡ C – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. hex-1-in B. hex-3-in C. hex-2-in D. 2-metylpent-1-in
Câu 7: 3CHºCH bột C,600̊C → X
X là chất nào sau đây ?
A. C2H4 B. C3H8 C. C6H6 D. C5H12
Câu 8: Đốt cháy một hidrocacbon A, thu được khí CO2 và hơi nước trong đó số mol của H2O lớn hơn số mol của CO2 . A có thể là:
A. anken B. akadien C. ankin D. ankan
Câu 9: Chất nào không tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac ?
A. etin B. propin C. but-1-in D. but-2-in
Câu 10: Thực hiện phản ứng trùng hợp stiren thu được polime có tên gọi là:
A. polipropilen B. polietilen C. poli(vinylclorua) D. polistiren
Câu 11: Khí Metan thuộc họ nào sau đây ?
A. Ankan B. Anken C. Ankin D. Ankylbenzen
Câu 12: Toluen có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. C6H5-CH3 B. C6H5-CH2-OH C.C6H5-OH D.CH3-C6H4 -CH3
Câu 13: Phenol (C6H5OH) tác dụng được với
A. CH4. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 14: Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
A. CnH2n - 1OH (n≥3).
B. CnH2n +1CHO (n≥0).
C. CnH2n + 1COOH (n≥0).
D. CnH2n + 1OH (n≥1).
Câu 15: Tên gọi của chất có công thức CH3CHO là:
A. Phenol B. Etanol C. Anđehit axetic D. Anđehit fomic
II.Cấp độ thông hiểu
Câu 16: Etanol bị tách nước với xúc tác H2SO4 đặc, ở 170oC thu được X. Công thức của X là:
A. C2H5OC2H5 B. C2H4 C. C2H6 D. CH3CHO
Câu 17: Khi oxi hóa ancol X thu được anđehit Y. Vậy ancol X là:
A. Ancol bậc 1 B. Ancol bậc 2 C. Ancol bậc 3 D. Cả A và B
Câu 18: Ancol metylic có công thức là
A. C4H9OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. CH3OH.
Câu 19: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là
A. Na, Fe, HBr. B. CuO, KOH, HBr. C. NaOH, Na, HBr. D. Na, HBr, CuO.
Câu 20: Có bao nhiêu đồng phân ancol C4H10O khi bị oxi hoá tạo ra anđehit?
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
III. Cấp độ vận dụng
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của ancol là:
A. C2H5OH B. C3H7OH C. CH3OH D. C4H9OH
Câu 22: Cho m(gam) phenol C6H5OH tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng m cần dùng là...
A. 4,7g. B. 9,4g. C. 7,4g D. 4,9g
Câu 23: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu được là
A. 12,4 gam. B. 7 gam. C. 9,7 gam. D. 15,1 gam.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam. B. 2 gam. C. 2,8 gam. D. 3 gam.
Câu 25: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:
A. Anđehit axetic, ancol etylic B. Anđehit fomic, benzen.
C. Anđehit axetic, axetilen D. Axetilen, etilen.
Câu 26: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:
A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2.
C. C2H5OH, C2H2, CH3COOH. D. CH3OH, C2H2, CH3COOH
B TỰ LUẬN:
I.Cấp độ vận dụng:
Dạng 1 :Viết các phương trình phản ứng theo các sơ đồ sau ( ghi rõ điều kiện nếu có)
a. metan ® axetilen ® etilen ® ancol etylic ®anđehit.
b. Benzen ® phenylbromua ® natri phenolat ® phenol ® 2,4,6-tribromphenol
Dạng2: Phân biệt các chất sau bằng pp hóa học
a) Benzen, Toluen, Stiren.
b) Ancol etylic, Phenol, Glixerol .
Dạng 3: Tìm công thức phân tử
1: Cho 15g một Ancol X no, đơn chức tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít khí thoát ra ở đktc.
a) Xác định CTPT của X, viết các đồng phân cấu tạo, gọi tên
b) Khi cho ancol X tác dụng với CuO, đun nóng thấy thu được anđehit. Viết PTPƯ
2: Đốt cháy 7,4g một ancol X no, đơn chức mạch hở thu được 8,96 lít khí CO2 ở đktc
Xác định CTPT của ancol, viết các đồng phân cấu tạo có thể có của X, gọi tên
Dạng 4 : Bài toán hỗn hợp, tính % khối lượng
1. Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 5,60 g hỗn hợp X tác dụng với natri dư thấy có 0,896 lit khí thoát ra (đktc).
a) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
b) Nếu cho 5,6 g X tác dụng với dung dịch Brom thì có bao nhiêu gam kết tủa của 2,4,6-tribromphenol ? (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai Ancol no đơn chức mạch hở kế tiếp X thu được 6,72 lit khí CO2 (đktc)và 9 gam H2O
a) Xác định CTPT X và tính % khối lượng của mỗi ancol ?
b) Đun hổn hợp X với H2SO4 đặc (xúc tác) viết phương trình hóa học xảy ra ?
3. Cho 3,9 gam hai Ancol no đơn chức mạch hở kế tiếp X tác dụng vừa đủ Na kim loại thu được 1,12 lit H2 (đktc)
a) Xác định CTPT X?
b) Tính % khối lượng của mổi ancol trong X?
c) Viết Phương trình hóa học của X với CuO?
II. Cấp độ vận dụng cao:.
1. Viết các PT hóa học xảy ra , khi cho HO-C6H4-CH2-OH tác dụng lần lượt với Na, NaOH, HCl.
2. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Tìm công thức cấu tạo của X .
3. Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Hàn Thuyên, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!