Một số dạng bài tập về sự điện li môn Hóa học 11 năm 2021

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1.1. Tính độ điện li

Lý thuyết và Phương pháp giải

+ Viết phương trình điện li của các chất.

+ Biểu diễn số mol các chất trong phương trình theo từng thời điểm (ban đầu, phản ứng,cân bằng) tùy theo yêu cầu và dữ kiện bài toán.

+ Xác định nồng độ chất (số phân tử) ban đầu, nồng độ chất (số phân tử) ở trạng thái cân bằng, suy ra nồng độ chất (số phân tử) đã phản ứng (phân li).

+ Độ điện li

α = n : no = C : Co

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,02M có chứa 1,2407.1022 phân tử chưa phân li và ion. Tính độ điện li α của CH3COOH tại nồng độ trên, biết n0=6,022.1023.

Hướng dẫn giải:

nCH3COOH = 0,02 mol . Số phân tử ban đầu là:

n0 = 1. 0,02.6,022.1023 = 1,2044.1022 phân tử

 

CH3COOH  : H+

+ CH3COO- (1)

Ban đầu

n0

   

Phản ứng

n

n

n

Cân bằng

(n0-n)

n

n

Ở trạng thái cân bằng có tổng số phân tử chưa phân li và các ion là:

Ở (n0 – n) + n + n=1,2047.1022

Vậy α = n/n0 = 0, 029 hay α = 2,9%

Bài 2: Tính độ điện li của axit HCOOH 0,007M trong dung dịch có [H+]=0,001M

Hướng dẫn giải:

                    HCOOH + H2O → HCOO- + H3O+

Ban đầu:           0,007                                  0 

Phản ứng:        0,007. a                             0,007. a 

Cân bằng:        0,007(1-a)                         0,007. a 

Theo phương trình ta có:    [H+]  = 0,007. a  (M) ⇒ 0,007. a= 0,001

Vậy α = n/n0 = 0,1428 hay α = 14,28%.

1.2. Xác định nồng độ ion

Lý thuyết và Phương pháp giải

+ Viết phương trình điện li của các chất.

+ Căn cứ vào dữ kiện và yêu cầu của đầu bài, biểu diễn số mol các chất trong phương trình theo từng thời điểm (ban đầu, phản ứng,cân bằng) hoặc áp dụng C=C0.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 100 ml dung dịch NaCl 0,10M với 100ml dung dịch Na2SO4 0,10M. Xác định nồng độ các ion có mặt trong dung dịch.

Hướng dẫn giải:

NaCl → Na+ + Cl- (1)

Na2SO4 → 2Na+ + SO42- (2)

[Na+] = (0,01 + 0,02)/(0,01+0,01)= 0,15M

[Cl-]= 0,01/(0,01+0,01) = 0,05M

[SO42-] =0,05M

Bài 2: Tính nồng độ mol của các ion CH3COOH, CH3COO-, H+ tại cân bằng trong dung dịch CH3COOH 0,1M có α = 1,32%.

Hướng dẫn giải:

                    CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

Ban đầu        C0                    0        0

Phản ứng       C0 . α           C0 . α        C0 . α

Cân bằng      C0 .(1- α)        C0 . α        C0 . α

Vậy [H+ ] = [CH3COO-] = C0 . α = 0,1. 1,32.10-2 M = 1,32.10-3 M

[CH3COOH] = 0,1M - 0,00132M =0,09868M

Bài 3: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-.

-Nếu cho dd này tác dụng với dd KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa.

-Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dd AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa.

a. Tính [ion] trong dd đầu? biết Vdd = 2 lít.

b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Hướng dẫn giải:

Phương trình ion: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

                            0,2            ←       0,2 mol

Ag+ + Cl- → AgCl↓; Ag+ + Br- → AgBr↓

Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-.

x + y = 0,5 (1) ; 143,5x + 188y = 85,1 (2) . Từ (1),(2) ⇒ x = 0,2, y = 0,3

a. [Mg2+] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl-] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br-] = 0,3/0,2 = 0,15 M

b. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam

2. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài 1: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là

A. 0,001M.                             B. 0,086M.                             C. 0,00086M.                         D. 0,043M.

Bài 2: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là

A. 0,2M.                                 B. 0,8M.                                 C. 0,6M.                                 D. 0,4M.

Bài 3: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3m thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là

A. 0.38M.                               B. 0,22M.                               C. 0,19M.                               D. 0,11M.

Bài 4: Trộn 50 ml dung dịch NaCl 0,1M với 150 ml dung dịch CaCl2 0,2M. Vậy nồng độ của ion Cl- trong dung dịch sau khi trộn là

A. 0,325M.                             B. 0,175M.                             C. 0,3M.                                 D. 0,25M.

Bài 5: Trộn 4g NaOH; 11,7 g NaCl; 10,4 gam BaCl2 H2O thành 200ml dung dịch B. Nồng độ mol/lít các ion có trong dung dịch B là:

A. [Na+] = 0,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 1 M; [Cl-] = 1,5 M

B. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 1,5 M

C. [Na+] = 1 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M

D. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M.

Bài 6: Nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch H2SO4 là 60% (D = 1,503 g/ml) là:

A. 12,4 M                               B. 14,4 M                               C. 16,4 M                               D. 18,4 M

Bài 7: Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số điện li của axit đó là 2.10-5 .

A. 1,5.10-6                              B. 2.10-6                                  C. 2.10-5                                 D. 1,5 .10-5

Bài 8: Cho dung dịch HNO2 0,01 M, biết hằng số phân ly Ka = 5.10-5. Nồng độ mol/ lít của NO2- trong dung dịch là

A. 5.10-4                                 B. 6,8. 10-4                              C. 7,0.10-4                              D. 7,5.10-4

Bài 9: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là

A. NO3- (0,03).                       B. CO32- (0,015).                    C. SO42- (0,01).                      D. NH4+ (0,01)

 

Trên đây là trích đoạn nội dung Một số dạng bài tập về sự điện li môn Hóa học 11 năm 2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?