A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Nguyên tắc: Trong dung dịch tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Từ đó suy ra tổng mol điện tích dương bằng tổng mol điện tích âm.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau:
Na+ 0,6M ; SO42- 0,3M ; NO3- 0,1M ; K+ aM.
a) Tính a?
b) Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X.
c) Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ mol của các ion như trong dung dịch X.
Hướng dẫn giải:
a. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,6.1 + a = 0,3.2 + 0,1.1 ⇒ a = 0,1
b. m = mNa+ + mK+ + mNO3- + mSO42- = 0,3.23 + 0,05.39 + 0,05.62 + 0,15.96 = 26,35 g.
c. Dung dịch được tạo từ 2 muối là Na2SO4 và KNO3
mNa2SO4 = 142.0,3 = 42,6 gam; mKNO3 = 0,1.101=10,1 gam.
Bài 2: Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,2 mol Mg2+ ; x mol Fe3+ ; y mol Cl- và 0,45 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan.
a/ Tính giá trị của x và y?
b/ Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong A.
Hướng dẫn giải:
a/ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
2.0,2 + 3.x = 2.0,45 + y ⇒ 3x – y = 0,5 (1)
Cô cạn dung dịch được 79 gam muối khan:
0,2.24 + 56.x + 35,5.y + 0,45.96 = 79 ⇒ 56x + 35,5y = 31 (2)
Từ (1),(2) ta có: x = 0,3 và y = 0,4.
b/ Dung dịch A có 2 muối là: Fe2(SO4)3 và MgCl2
CM(Fe2(SO4)3) = 0,15 M; CM(MgCl2) = 0,2 M
Bài 3: Một dd Y có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Khối lượng chất tan có trong ddY là.
A. 22, 5gam B. 25,67 gam. C. 20,45 gam D. 27,65 gam
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,05.2+0,15.1 = 1.0,1 + y.2 ⇒ x = 0,075
m = 0,05.24 + 0,15.39 + 0,1.62 + 0,075.96 = 20,45 gam
Bài 4: Dung dịch A chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng muối tan trong A là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:
A.0,01 và 0,03. B. 0,05 và 0,01 C. 0,03 và 0,02. D. 0,02 và 0,05.
Hướng dẫn giải:
Ta có: 0,02.2+0,03.1 = x.1 + y.2 (1)
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5.x + 96.y = 5,435 (2)
Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,03; y = 0,02
Bài 5: Cho dd Ba(OH)2 dư vào 50 ml dd X chứa các ion:NH4+, SO42-, NO3- đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dd X là:
A. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M. B. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 1M.
C. (NH4)2SO4 2M; NH4NO3 2M. D. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 0,5M.
Hướng dẫn giải:
nBaSO4 = 11,65/233 = 0,05 mol; nNH3 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
⇒ [NH4+] = 0,2/0,05 = 4 M; [SO42-] =0,05/0,05 = 1 M
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X:
4 = 2.1 + x ⇒ x =2 M
Bài 6: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhât. Giá trị của V là
A. 0,15 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,25
Hướng dẫn giải:
Vì cả 3 ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa K+, Cl-, và NO3-. Ta có: nK+ = nCl- + nNO3- ⇒ nK2CO3 = 0,15 mol ⇒ V = 0,15 lít
Bài 7: Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là:
A. 1,56g B. 2,4g C. 1,8g D. 3,12g
Hướng dẫn giải:
⇒ 2nO2- = 1.nCl- ; nCl- = nH+ = 2nH2 = 0,16 mol
⇒ nO2- = 0,16 /2 = 0,08 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2:
Moxit = mKl + mO ⇒ mKl = 2,84 – 0,08.16 = 1,56 gam
⇒ Khối lượng hỗn hợp X = 2.1,56 = 3,12 (gam)
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, và d mol HCO3-. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d
A. a + b = c + d B. 2a + 2b = c + d
C. 40a + 24b = 35,5c + 61d D. 2a + 2b = -c - d
Bài 2: Một dung dịch X gồm 0,25 mol CO32- , 0,1 mol Cl; 0,2 mol HCO3- và x mol Na+. Khối lượng chất tan có trong dd X là.
A. 49,5 gam B. 49,15 gam C. 50,5 gam D. 62,7 gam
Bài 3: Cho 200 ml dd X chứa các ion NH4+, K+, SO42-, Cl- với nồng độ tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,25M và a M. Biết rằng dd X được điều chế bằng cách hoà tan 2 muối vào nước. Khối lượng của 2 muối được lấy là
A. 6,6g (NH4)2SO4;7,45g KCl B.6,6g (NH4)2SO4;1,49g KCl
C. 8,7g K2SO4;5,35g NH4Cl D. 3,48g K2SO4;1,07g NH4Cl
Bài 4: Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO 3-(0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,050. B. 0.070. C. 0,030. D. 0,045.
Bài 5: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là
A. NO3- (0,03). B. CO32- (0,015). C. SO42- (0,01). D. NH4+ (0,01)
Bài 6: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl- ,0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO42-. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0.05 và 0,05. B. 0,03 và 0,02. C. 0,07 và 0,08. D. 0,018 và 0,027.
Bài 7: Hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lit khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 0,2 lít B. 0,24 lít C. 0,3 lít D. 0,4 lít
Bài 8: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,045 B. 0,09. C. 0,135. D. 0,18.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề phương pháp bảo toàn điện tích môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!