Một số dạng bài tập khó thường gặp - Ôn thi THPT QG năm 2020

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP KHÓ THƯỜNG GẶP – ÔN THI THPT QG NĂM 2020

 

Câu 1: (MH Lần 2) Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C9H16O4, chứa hai chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử cacbon và . Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư, thu được hợp chát hữu cơ T (C3H6O3). Cho các phát biểu sau:

(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.

(b) Có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.

(c) Ancol X là propan-1,2-điol.

(d) Khối lượng mol của Z là 96 gam/mol.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                  

B. 4.                                  

C. 2.                                  

D. 1.

Định hướng bài giải

Đáp án C

Phương pháp giải:

T có CTPT là C3H6O3 → T là HOC2H4COOH → Z là HOC2H4COONa

Mà Y cũng có 3 nguyên tử C trong phân tử → Y là C2H5COONa

Bảo toàn nguyên tố C: tổng số C trong X, Y, Z là 9C → X là ancol có 3C→ X là C3H7OH

Xét các phát biểu để xác định tính đúng/sai

Giải chi tiết:

T có CTPT là C3H6O3 → T là HOC2H4COOH → Z là HOC2H4COONa

Mà Y cũng có 3 nguyên tử C trong phân tử → Y là C2H5COONa

Bảo toàn nguyên tố C: tổng số C trong X, Y, Z là 9C → X là ancol có 3C → X là C3H7OH

Xét các phát biểu:

Phát biểu (a): HOC2H4COOH + 2Na → NaOC2H4COONa + H2

Số mol H2 và số mol T bằng nhau → (a) đúng

Phát biểu (b): E có công thức dạng: C2H5COOC2H4COOC3H7

Gốc -C2H4- có 2 đồng phân

Gốc C3H7- có 2 đồng phân

→ E có 4 đồng phân cấu tạo → (b) đúng

Phát biểu (c): Ancol X là C3H7OH → (c) sai

Phát biểu (d): Khối lượng mol của Z (HOC2H4COONa) là 112 g/mol → (d) sai

Câu 2: Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được một muối natri của axit cacboxylic hai chức Y và hai chất hữu cơ Z T có cùng số nguyên tử cacbon (MZ < MT). Phát biểu nào sau đây sai?

A. Axit Y có mạch cacbon không phân nhánh.

B. Đun nóng T với H2SO4 đặc (ở 140oC) thu được sản phẩm hữu cơ chủ yếu là etilen.

C. Chất Z có tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Có một công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.

Định hướng bài giải

Chọn B.

Từ dữ kiện muối ta suy ra X có dạng R1-OOC-R-COO-R2 và kX = 3 → X có 1 liên kết C=C.

Hai chất hữu cơ Z T có cùng số nguyên tử cacbon (ít nhất từ 2C trở lên)

X là C2H5-OOC-CH2-COO-CH=CH2, Z là CH3CHO và T là C2H5OH.

B. Sai, Đun C2H5OH với H2SO4 đặc (ở 140oC) thu được ete (C2H5OC2H5) và H2O.

Câu 3: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.

B. Y có mạch cacbon phân nhánh.

C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Z không làm mất màu dung dịch brom.

Định hướng bài giải

Chọn B

\({\rm{X: }}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{10}}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}({\rm{ + NaOH}}) \to \left\{ \begin{array}{l}
{\rm{Y( + Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}) \to {\rm{dd m\`a u xanh lam}} \to {\rm{Y:}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{\rm{H}}_{\rm{4}}^{}{{\rm{(OH)}}_{\rm{2}}}{\rm{;C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{(OH)CH(OH)C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\\
{\rm{Z( + NaOH,CaO}}) \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} \to {\rm{Z: C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}
\end{array} \right.\)

- Nếu Y: C2H4(OH)2 thì T là CH3COONa (loại)

- Nếu Y là CH2(OH)CH(OH)CH3 → T: HCOONa → C, D đúng

X: CH3COOCH2CH(CH3)OOCH hoặc HCOOCH2CH(CH3)OOCCH3 → A đúng

B sai.

Câu 4: Chất X có công thức phân tử là C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 1 mol chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất T. Cho T phản ứng với HCl thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Chất Z có khả năng làm mất màu nước brom.

B. Chất Y có công thức phân tử là C4H4O2Na2.

C. Chất T không có đồng phân hình học.

D. Chất X phản ứng tối đa với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2.

Định hướng bài giải

Chọn C

Dựa vào các dữ kiện của đề bài ta xác định được các chất X, Y, Z, T tương ứng là:

\(\begin{array}{l}
{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(COOC}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\;{\rm{(X) + 2NaOH}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(COONa}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\;{\rm{(Y) + 2C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{OH}}\;{\rm{(Z)}}\\
{\rm{2C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{OH}}\;{\rm{(Z)(dk: }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{,}}\,{\rm{14}}{{\rm{0}}^{\rm{0}}}{\rm{C)}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{OC}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\\
{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(COONa}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\;{\rm{(Y) + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(COOH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\;{\rm{(T) + N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\\
{\rm{2C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(COOH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{(T)}}\;{\rm{ + 2HCl}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHCl(COOH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{Cl - C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ - (COOH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}
\end{array}\)

(A) Sai, Chất Z không có khả năng làm mất màu nước brom.

(B) Sai, Chất Y có công thức phân tử là C4H2O4Na2.

(D) Sai, Chất X phản ứng tối đa với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Câu 5: Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C10H14O6) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được glixerol và hai muối cacboxylat YZ (MY < MZ). Hai chất YZ đều không có phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Axit cacboxylic của muối Z có đồng phân hình học.

B. Phân tử X chứa 1 loại nhóm chức.

C. Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

D. Tên gọi của Z là natri metacrylat.

Định hướng bài giải

Chọn C.

X tạo ra glixerol và Y, Z không tráng bạc nên X có cấu tạo là:

(CH2=CHCOO)(CH3COO)2C3H5; Y là CH3COONa; Z là CH2=CHCOONa.

A. Sai, Axit cacboxylic của muối Z không có đồng phân hình học.

B. Sai, Phân tử X chứa 2 loại nhóm chức.

D. Sai, Tên gọi của Z là natri acrylat.

Câu 6: Cho este hai chức, mạch hở X (C4H6O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được hai chất hữu cơ YZ. Thực hiện phản ứng trùng ngưng giữa chất Y và chất T thu được tơ lapsan. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất Z có phản ứng tráng bạc.                              

B. Phân tử khối của chất Y bằng 62.

C. T là axit cacboxylic hai chức, mạch hở.               

D. X có một công thức cấu tạo thoả mãn.

Định hướng bài giải

Chọn C.

Y là etylenglicol: C2H4(OH)2T là axit terephtalic: C6H4(COOH)2

X có CTCT là (HCOO)2C2H4Z là HCOONa

C. Sai, T là axit cacboxylic hai chức, có chứa vòng benzen.

Câu 7: Este X có các đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Có các phát biểu:

(1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức;                    

(2) Chất Y tan vô hạn trong nước;

(3) Đun Z với dung dịch H2SO4  đặc ở 1700C thu được anken;

(4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng;

(5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                  

B. 4.                                  

C. 2.                                  

D. 1.

Định hướng bài giải

Chọn A.

X là HCOOCH3 → Y là HCOOH và Z là CH3OH

(3) Sai, Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken.

(5) Sai, X không hòa tan được Cu(OH)2.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol

(a) \({\rm{X + 2NaOH}} \to {{\rm{X}}_{\rm{1}}}{\rm{ +  }}{{\rm{X}}_{\rm{2}}}{\rm{ +  }}{{\rm{X}}_{\rm{3}}}\)                                 

(b) \({{\rm{X}}_{\rm{1}}}{\rm{ +  HCl}} \to {{\rm{X}}_{\rm{4}}}{\rm{ +  NaCl}}\) 

(c) \({{\rm{X}}_{\rm{2}}}{\rm{ +  HCl}} \to {{\rm{X}}_{\rm{5}}}{\rm{ +  NaCl}}\)                                     

(d) \({{\rm{X}}_{\rm{3}}}{\rm{ +  CuO\;}} \to {{\rm{X}}_{\rm{6}}}{\rm{ +  Cu  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)  

Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức este; X1, X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X1 nhỏ hơn khối lượng mol của X2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tử khối của X4 là 60.                                     

B. X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. X6 là anđehit axetic.                                               

D. Phân tử X2 có hai nguyên tử oxi.

Định hướng bài giải

Chọn D

kX = 2 → 2π trong 2 nhóm este

X1: CH3COOH → X4: CH3COONa → A đúng

X2: CH2(OH)COONa → D sai.

X3: C2H5OH → X6: CH3CHO → C đúng

X5: CH2(OH)COONa. → B đúng

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau:

\(\begin{array}{l}
Este{\rm{ }}X{\rm{ (}}{C_6}{H_{10}}{O_4}){\rm{ }} + {\rm{ }}2NaOH \to {X_1} + {\rm{ }}{X_2} + {\rm{ }}{X_3}\\
{X_2} + {\rm{ }}{X_3}\;(dk:{H_2}S{O_4},\,\,{140^o}C) \to {C_3}{H_8}O{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O.
\end{array}\)

Nhận định sai

A. X có hai đồng phân cấu tạo.

B. Trong X chứa số nhóm –CH2– bằng số nhóm –CH3.

C. Từ X1 có thể điều chế CH4 bằng một phản ứng.

D. X không phản ứng với H2 và không có phản ứng tráng gương.

Câu 10: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Cho các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol phản ứng):

\(\begin{array}{l}
(1)\,\,\,X + 2NaOH \to Z + T + {H_2}O\\
(2)\,\,\,T + {H_2} \to {T_1}\\
(3)\,\,\,2Z + {H_2}S{O_4} \to 2{Z_1} + N{a_2}S{O_4}
\end{array}\)

Biết Z1 và T1 có cùng số nguyên tử cacbon; Z1 là hợp chất hữu cơ đơn chức. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Nung Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được ankan đơn giản nhất.

B. T là hợp chất hữu cơ no, đơn chức.

C. Tổng số nguyên tử trong T1 bằng 12.

D. X không có đồng phân hình học.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số dạng bài tập khó thường gặp - Ôn thi THPT QG năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?