BỘ 645 CÂU TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT ÔN THI THPT QG NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa :
Hiđrocacbon X hiđrocacbon Y anđehit Z ancol T axit P muối M X.
Biết Z, T, P, M đều là hợp chất đơn chức. Cặp Y và T thỏa mãn là
A. C2H4, C2H5OH. B. C2H2, C2H5OH.
C. CH4, CH3OH. D. CH4, C2H5OH.
Câu 2: Cho các cặp chất sau:
(1) NaAlO2 và HCl;
(2) NaOH và NaHCO3;
(3) BaCl2 và NaHCO3 ;
(4) (NH2)2CO và Ca(OH)2 ;
(5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4;
(6) PbS và O3
(7) Ba(HCO3)2 và NaOH.
(8) CH3COONH4 và HCl
(9) KHSO4 và NaHCO3
(10). CuO + C →
Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra là:
A. 9. B. 10. C. 8. D. 7.
Câu 3: Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 4: Cho dãy các chất: CH2=CHCOOH; CH3COOH; CH2=CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2; HCOOCH3. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 5: Cho các nhận xét sau
1. Glucozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
2. Etanol và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH.
3. Tính axit của axit fomic mạnh hơn của axit axetic
4. Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetylete.
5. Phản ứng của NaOH với etylaxetat là phản ứng thuận nghịch.
. Cho anilin vào dung dịch brom thấy có vẩn đục.
Các kết luận đúng là
A. (2), (3), (5), (6). B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (6).
Câu 6: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)2, AgNO3.
Câu 7: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA ?
A. Mg. B. Ca. C. Al. D. Li.
Câu 8: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
A. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3. B. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, HCOOCH3.
C. HCOOCH3, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. D. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3.
Câu 9: Chất X có công thức phân tử C3H4O2, tác dụng với dung dịch NaOH thu được CHO2Na. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-COOH. B. H
Câu 10: Cho các phản ứng sau:
(a) Cu + H2SO4 (đặc, nóng) →
(b) Si + dung dịch NaOH →
(c) FeO + CO →
(d) O3 + Ag →
(e) Cu(NO3)2 →
(f) NH3 + CrO3 →
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 11: Đun nóng etyl axetat với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. C2H5COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. CH3COONa và CH3OH. D. HCOONa và C2H5OH.
Câu 12: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại Al (Z = 13) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + 2FeCl3(dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2.
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. H2 + CaO → Ca + H2O.
D. ZnSO4 + Mg → MgSO4 + Zn.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm axit fomic và ancol etylic. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 17,0. B. 13,80. C. 13,60. D. 16,30.
Câu 15: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:
A. Ca(OH)2 dung dịch + NH4Cl rắn → 2NH3 + CaCl2 + H2O.
B. HCl dung dịch + Zn → ZnCl2 + H2.
C. H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn → SO2 + Na2SO4 + H2O.
D. MnO2 + HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + H2O.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 17: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. boxit. B. thạch cao sống. C. thạch cao nung. D. đá vôi.
Câu 18: Ancol no, mạch hở X có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(2) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho CaO vào dung dịch CH3COOH.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 20: Hấp thụ sản phẩm cháy hiđrocacbon vào dung dịch Ca(OH)2, dung dịch thu được có khối lượng giảm so với ban đầu vì khối lượng kết tủa
A. bằng tổng khối lượng CO2 và H2O. B. nhỏ hơn tổng khối lượng CO2 và H2O.
C. lớn hơn tổng khối lượng CO2 và H2O. D. lớn hơn khối lượng CO2.
Câu 21: Chất X có cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. propyl axetat. D. metyl axetat.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
B. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
C. CrO3 là oxi axit.
D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau
- Sục khí NH3 vào bột CuO đun nóng
- Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch nước Br2
- Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
- Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong
- Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl3(dư).
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 24: Phản ứng đặc trưng của este là
A. phản ứng thuỷ phân. B. phản ứng nitro hoá. C. phản ứng este hoá. D. phản ứng vô cơ hoá.
Câu 25: Thuỷ phân este X trong môi trường axit thu được cả hai sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 26: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2.
Câu 27: Chất X, Y (đều có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3; chất Y phản ứng được với NaOH nhưng không phản ứng với Na, NaHCO3. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. axit axetic và metyl fomat. B. axit axetic và metyl axetat.
C. metyl fomat và axit axetic. D. axit fomic và metyl axetat.
Câu 28: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày (thành phần chính là CaCO3), nên dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Nước vôi. C. Muối ăn. D. Cồn 700.
Câu 29: Một số este có mùi thơm hoa quả, không độc. Cho biết etyl butirat và isoamyl axetat lần lượt có mùi
A. dứa và mùi chuối chín. B. táo và mùi hoa nhài.
C. đào chín và mùi hoa nhài. D. chuối chín và mùi táo.
Câu 30: Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, đun nóng thu được hai muối hữu cơ và nước. X có tên gọi là
A. metyl benzoat. B. benzyl fomat. C. phenyl fomat. D. phenyl axetat.
Câu 31: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Benzyl axetat. B. Metyl fomat. C. Metyl axetat. D. Tristearin.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Ở nhiệt độ thường, triolein tồn tại ở trạng thái lỏng.
(c) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(d) Đốt cháy hoàn toàn etyl fomat thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
(e) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.
(f) Đốt cháy hoàn toàn anđehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 33: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca, Be. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 34: X và Y là hai kim loại phản ứng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Mg, Zn. B. Mg, Fe. C. Fe, Cu. D. Fe, Ni.
Câu35: Cho các hợp chất hữu cơ :
(1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở;
(3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở;
(5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở
(7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là :
A. (3), (5), (6), (8), (9) B. (3), (4), (6), (7), (10)
C. (2), (3), (5), (7), (9) D. (1), (3), (5), (6), (8)
Câu 36: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. B. Fe và Cu. C. Na và Cu. D. Mg và Zn.
Câu 37: Số liên tiếp s (xích ma) có trong mỗi phân tử: vinyl clorua; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là
A. 4; 2; 6 B. 5; 3; 9 C. 4; 3; 6 D. 3; 5; 9
Câu 38: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 39: Cho các chất sau: H2NCH2NH3HCO3 (X), CH3COONH3CH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. X, Y, T. B. X, Y, Z. C. X, Y, Z, T. D. Y, Z, T.
Câu 40: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là
A. cho Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.
B. cho từ từ Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.
C. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.
D. chuyển 2 muối thành hiđroxit, oxit, kim loại rồi hoà tan bằng H2SO4 loãng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT QG năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 620. Thực hiện các thí nghiệm sau:
1 Đốt dây sắt trong khí clo.
2 Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
3 Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
4 Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
5 Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 621. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1 Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
2 Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
3 Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
4 Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
5 Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
6 Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 622. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn.
(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).
(i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 623. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Nhiệt phân KNO3.
(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Nung Ag2S trong không khí.
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 624. Cho các phản ứng sau:
(a) H2S + SO2 →
(b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 (loãng) →
(c) SiO2 + Mg
(d) Al2O3 + dung dịch NaOH →
(e) Ag + O3 →
(g) SiO2 + dung dịch HF →
Số phản ứng tạo ra đơn chất là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 625. Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2
Câu 626. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đốt khí H2S trong O2 dư; (b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2);
(c) Dẫn khí F2 vào nước nóng; (d) Đốt P trong O2 dư;
(e) Khí NH3 cháy trong O2; (g) Dẫn khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 627. Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại?
A. Đốt FeS2 trong oxi dư.
B. Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc trong lò đứng.
C. Đốt Ag2S trong oxi dư.
D. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện.
Câu 628. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1 Cho Zn vào dung dịch AgNO3; 2 Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
3 Cho Na vào dung dịch CuSO4; 4 Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 1 và 2. B. 1 và 4. C. 2 và 3. D. 3 và 4.
Câu 629. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
A. SO2, O2 và Cl2. B. H2, NO2 và Cl2. C. H2, O2 và Cl2. D. Cl2, O2 và H2S.
Câu 630. Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4. B. HNO3. C. FeCl3. D. HCl.
Câu 631. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 632. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(e) Cho Si vào bình chứa khí F2. (f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 633. Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. HNO3 đặc, nóng, dư. B. CuSO4. C. H2SO4 đặc, nóng, dư. D. MgSO4.
Câu 634. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 635. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O. (d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 636. Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 637. Hòa tan một khí X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y đến dư vào dung dịch ZnSO4, ban đầu thấy có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ra. Khí X là
A. NO2. B. HCl. C. SO2. D. NH3.
Câu 638. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Au + HNO3 đặc → B. Ag + O3 →
C. Sn + HNO3 loãng → D. Ag + HNO3 đặc →
Câu 639. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 640. Kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây?
A. NaCl, AlCl3. B. AgNO3, NaCl. C. CuSO4, AgNO3. D. MgSO4, CuSO4.
Câu 641. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. Mg, Fe, Cu. B. MgO, Fe3O4, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 642. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Zn.
Câu 643. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
Câu 644. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
Câu 645: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, axit fomic,anđehitaxetic. B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.
C. Frutozơ, glixerol, anđehit axetic. D. Glucozơ, frutozơ, saccarozơ.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 645 câu trắc nghiệm lý thuyết ôn thi THPT QG năm 2020 Trường THPT Trần Hưng Đạo, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: