Lý thuyết và bài tập về Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại – Tia X môn Vật Lý 12

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ TIA HỒNG NGOẠI – TIA TỬ NGOẠI – TIA X

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

 

 

Tia hồng ngoại

Tia tử ngoại

Tia X

Định nghĩa

- Là sóng điện từ có bước sóng dài hơn 0,76 μm ( đỏ )

- Là bức xạ không nhìn thấy nằm ngoài vùng đỏ

- Là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn 0,38 μm (tím)

- Là bức xạ không nhìn thấy nằm ngoài vùng tím

sóng điện từ có bước sóng từ 10-8m ÷ 10-11m (ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại)

Nguồn phát

Mọi vật ở mọi nhiệt độ (T>0K); lò than, lò điện, đèn dây tóc…

Chú ý: Tvật>Tmôi trường

Các vật bị nung nóng đến trên 2000oC; đèn hơi thủy ngân, hồ quang điện có nhiệt độ trên 3000oC…

- Ống rơnghen, ống cu-lít-giơ

- Khi cho chùm tia e có vận tốc lớn đập vào một đối âm cực bằng kim loại khó nóng chảy như vonfam hoặc platin

Tính chất

- Tác dụng nhiệt

- Gây ra một số phản ứng hóa học

- Có thể biến điệu được như sóng cao tần

- Gây ra hiện tượng quang điện trong một số chất bán dẫn

- Tác dụng lên phim ảnh

-  Làm ion hóa không khí

- Gây ra phản ứng quang hóa, quang hợp

- Tác dụng sinh lí: hủy diệt tế bào da, diệt khuẩn…

- Gây ra hiện tượng quang điện

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh

- Khả năng đâm xuyên ( khả năng đâm xuyên phụ thuộc vào bước sóng và kim loại dùng làm đối âm cực )

- Tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí.

- Tác dụng làm phát quang nhiều chất.

- Gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết kim loại.

- Tác dụng diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào.

Ứng dụng

- Sấy khô, sưởi ấm

- Điều khiển từ xa

- Chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh

- Quân sự (tên lửa tự động tìm mục tiêu, camera hồng ngoại, ống nhòm hồng ngoại…)

- Khử trùng nước uống, thực phẩm

- Chữa bệnh còi xương

- Xác định vết nức trên bề mặt kim loại

 

 

 

- Chiếu điện, chụp điện dùng trong y tế để chẩn đoán bệnh.

- Chữa bệnh ung thư.

- Kiểm tra vật đúc, dò bọt khí, vết nứt trong kim loại.

- Kiểm tra hành lí hành khách đi máy bay.

 

-  Dụng cụ phát hiện:

  + Tia hồng ngoại – tia tử ngoại : hệ tán sắc và cặp nhiệt điện

  + Tia X: ống cu – lít – giơ ( nhà vật lí học Rơn – ghen tìm ra )

-  Thang sóng điện từ : Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tia tử ngoại, tia X, tia gamma đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số ( hay bước sóng). Các sóng tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Có thể nhận biết tia X bằng

A. chụp ảnh.                                      

B. tế bào quang điện.

C. màn huỳnh quang.                                  

D. các câu trên đều đúng.

Câu 2: Quang phổ gồm một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là

A. quang phổ liên tục.                      

B. quang phổ vạch hấp thụ.           

C. quang phổ đám.                           

D. quang phổ vạch phát xạ.

Câu 3: Quang phổ của các vật phát ra ánh sáng sau, quang phổ nào là quang phổ liên tục ?

A. Đèn hơi thủy ngân.                     

B. Đèn dây tóc nóng sáng. 

C. Đèn Natri.                                      

D. Đèn Hiđrô.

Câu 4: Một ống Cu-lit-giơ có công suất trung bình 300W, HĐT giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Hãy tính số êlectron trung bình qua ống trong mỗi giây

            A. 18,75.1013            

            B. 18,75.1015                

            C. 18,75.1014            

            D. 18,75.1016

Câu 5: Một ống Cu-lit-giơ có công suất trung bình 300W, HĐT giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Hãy tính tốc độ cực đại của các các êlectron khi tới anôt.

           \(\begin{array}{l}
A. \approx 0,{58.10^7}m/s\\
B. \approx 0,{58.10^8}m/s\\
C. \approx 0,{58.10^9}m/s\\
D. \approx 0,{58.10^{10}}m/s
\end{array}\)

Câu 6: Nếu HĐT giữa hai cực của một ống Cu-lit-giơ bị giảm 2000 V thì tốc độ của các êlectron tới anôt giảm 5200km/s. Tính tốc độ của các êlectron.

A. 1249m/s               

B. 1045m/s               

C. 1093m/s               

D. 1026m/s

Câu 7: Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014 Hz. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ?

            A. tử ngoại                                                   

            B. hồng ngoại         

            C. ánh sáng nhìn thấy                                           

            D. sóng vô tuyến

Câu 8: Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là 0,04 nm. Xác định hiệu điện thế cực đại giữa hai cực của ống.

            A. 32.103 V               

            B. 30.103 V               

            C. 31.103 V               

            D. 34.103 V

Câu 9: Một ống Cu-lit-giơ có công suất trung bình 400 W, điện áp hiệu dụng giữa anôt và catôt là 10 kV. Tính cường độ dòng điện hiệu dụng qua ống và tốc độ cực đại của các electron khi tới anôt.

            A. 0,04 A; 6.107 m/s                        

            B. 0,04 A; 7.107 m/s

            C. 0,02 A; 7.107 m/s                        

            D. 0,02 A; 6.107 m/s

Câu 10: Chùm tia X phát ra từ một ống tia X (ống Cu-lít-giơ) có tần số lớn nhất là 6,4.1018 Hz. Bỏ qua động năng các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Tính hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống tia X.

            A. 265.103 V             

            B. 2,65.103 V            

            C. 26,5.103 V            

            D. 0,265.103 V

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

A

B

D

B

6

7

8

9

10

A

A

C

B

C

11

12

12

14

15

B

D

B

C

B

 

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại – Tia X môn Vật Lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?