Qua tiết Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng giúp các em phân tích đúng cấu tạo của các tiếng trong câu. Đồng thời, hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
Khôn | Kh | Ôn | Ngang |
Ngoan | Ng | Oan | Ngang |
Đối | Đ | Ôi | Sắc |
Đáp | Đ | Ap | Sắc |
Người | Ng | Ươi | Huyền |
Ngoài | Ng | Oai | Huyền |
Gà | G | A | Huyền |
Cùng | C | Ung | Nặng |
Một | M | Ôt | Nặng |
Mẹ | M | E | Sắc |
Chớ | C | Ơ | Sắc |
Hòai | H | Oai | Huyền |
Đá | Đ | A | Sắc |
Nhau | Nh | Au | Ngang |
Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên?
- Đó là những tiếng: "Ngoài" – "hoài" (có vần "oai" giống nhau)
Câu 3 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau? So sánh các cặp tiến ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn:
- Đó là những cặp
- Cặp tiếng bắt vần với nhau:
- Choắt – thoắt
- Xinh – nghênh
- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn
- Choắt – thoắt ( giống nhau vần "oắt")
- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn
- Xinh – nghênh ( vần "inh" và vần "ênh")
- Cặp tiếng bắt vần với nhau:
Câu 4 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
- Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
Câu 5 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Giải câu đối chữ
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường
(Là chữ gì)
- Dòng 1: Chữ bút bớt đầu thành chữ: Út.
- Dùng 2: Bỏ hết đầu đuôi thì chữ bút thành: Ú.
- Dòng 3, 4: Để nguyên thì chữ đó là chữ: Bút.
1.2. Ghi nhớ
- Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: Âm đầu, vần, thanh
- Ví dụ
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
Xinh | X | Inh | Ngang |
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu
- Ví dụ:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
Oanh | ... | Oanh | Ngang |
- Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
- Ví dụ
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sướm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
- Thông qua tiết Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng các em cần nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm như:
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh.
- Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu.
- Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
>>> Các em tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Nhân vật trong truyện cho tiết học tiếp theo.