Soạn bài Chính tả lớp 4: Dế mèn bênh vực kẻ yếu là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 5, 6 được Chúng tôi biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 4. Cụ thể, thông qua phần viết chính tả giúp các em nghe - viết đúng chính tả đoạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đồng thời, làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) và phần vần (an/ang) dễ lẫn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn viết chính tả
- Nội dung đoạn trích:
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
- Hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò
- Các em đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý:
- Tên riêng cần viết hoa: Dế Mèn, Nhà Trò
- Những từ ngữ khó, dễ nhầm lẫn: Cỏ xước, tỉ tê, áo thâm dài, ngắn chùn chùn, vẫn khóc.
- Cách trình bày vở khi viết
- Đầu dòng viết hoa
- Xuống dòng lùi vào một ô li.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 5 SGK Tiếng Việt 4): Nghe viết "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" (từ "Một hôm … " đến "vẫn khỏe")
- Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau
Câu 2 (trang 5 SGK Tiếng Việt 4): Điền vào chỗ trống đoạn văn, câu văn, câu thơ đã cho
a. l hay n?
Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai tay béo lẫn, chắc nịch. Đôi ...ông mày không tỉa bao giờ. Mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc xảo của chị dịu hẳn đi.
b. an hay ang
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Câu 3 (trang 6 SGK Tiếng Việt 4): Giải các câu đố
a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n
Muốn tìm Nam, Bắc , Đông, Tây
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào
(Là cái la bàn)
b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hay ang?
Hoa gì trắng xóa núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?
(Là hoa ban)
Bài tập minh họa
Ví dụ
Câu 1. Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
TRUYỆN VUI NƯỚC NGOÀI
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng/rằn) :
- Thưa ông ! Phải (chăng/chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?
- Vâng, nhưng (sin/xin) bà đừng (băng khoăng/băn khoăn), tôi không (sao/xao) !
- Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
Gợi ý làm bài
- Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn
- Lát sau - rằng - Phải chăng - xin bà - băn khoăn - không sao - để xem.
Câu 2. Giải các câu đố sau:
a)
Đế nguyên - tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
(Là chữ gì?)
b)
Để nguyên - vằng vặc trời đêm
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.
(Là chữ gì?)
- Giải các câu đố chữ
a) sáo - sao
b) trăng - trắng
- Thông qua phần chính tả: Nghe - viết "Dế mèn bênh vực kẻ yếu", giúp các em
- Kiến thức
- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn từ: “Một hôm .... vẫn khóc” trong bài "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu".
- Viết đúng, đẹp tên riêng: Dế Mèn, Nhà Trò
- Rèn kĩ năng
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc an/ang
- Tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần an/ang.
- Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự trọng, óc thẩm mĩ, tính sáng tạo qua bài viết.
- Rèn cho các em trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
- Kiến thức
- Ngoài, các em có thể tham khảo thêm bài giảng
Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.