Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 71

                              ĐỀ THI THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 71

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản

            Quay gót trở về một lần với quê hương

            Thương lắm anh ơi vấn vương bao nỗi nhớ

            Ký ức tuổi thơ theo năm chờ tháng đợi

            Ôm ấp vui buồn theo từng hạt mưa rơi

 

            Hãy lại một lần về chốn cũ anh ơi!

            Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở

            Lời hẹn năm nào đời này anh còn nợ

            Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa

 

            Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa

            Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá

            Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ

            Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa

 

            Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa

            Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa

            Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở

            Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh.

(Quê Hương Hoài Nhớ - Phú Sĩ, Thơ hay viết về quê hương “Tuyển tập thơ nhớ quê nhà và Tuổi thơ”Thihuu.com)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được dùng trong bài thơ trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, chốn cũ trong bài thơ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Hãy xác định hai phép tu từ và hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong đoạn thơ sau:

            “Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa

            Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá

            Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ

            Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa”

Câu 4. (1,0 điểm) Anh(chị) có suy nghĩ gì về câu thơ “Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh” của tác giả?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng  nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay  nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu  lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói:  “Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu  van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục)

Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng nhân vật T’nú trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét khí phách kiên cường, gan dạ qua hình ảnh đôi bàn tay của người cách mạng T’nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

..............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Phương thức chính: Biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chốn cũ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh: bến sông, khúc nhạc, dáng mẹ, tình cha, mùa lúa trổ bông, cánh đồng, tiếng đàn,…

Câu 3:

  • Hai phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Nhân hóa, ẩn dụ

  • Hiệu quả: Nhấn mạnh nỗi nhớ về hình bóng người mẹ vì đàn con, tình cảm thắm thiết của người cha dành cho những đứa con yêu quí của mình gợi trong ký ức của tác giả.

Câu 4:

Thí sinh có thể trả lời theo quan điểm của mình. Tuy nhiên cần theo hướng gợi ý sau:

Câu thơ thể hiện nỗi nhớ quê nhà của tác giả và những người con xa xứ. Vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người phải tha hương,..từ đó thấy được tình yêu quê hương, đất nước dù ở nơi đâu quê nhà vẫn luôn văng vẳng trong mỗi người.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tác dụng của lối sống sáng tạo. Có thể theo hướng sau:

Giải thích:

  • Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người

  • Quê hương, đất nước là một lãnh thổ của dân tộc sống và làm chủ

=> Quê hương, đất nước là nơi gắn bó mật thiết của con người ngay từ khi ra đời, quê hương không đơn thuần chỉ là mảnh đất mà còn là nơi chứng kiến mọi vui buồn của cả tuổi thơ đẹp, là nơi ôm ấp, chở che mỗi khi ta vấp ngã trên đường đời,..nơi có cả những người thân, gia đình, bè bạn,..

Bình luận, phân tích, chứng minh

  • Không ai sinh ra mà không có một quê hương để nhớ, bởi quê hương là tâm hồn, là máu thịt của mỗi con người chúng ta
  • Phải có tình yêu quê hương, đất nước vì đó là nguồn cội, là nơi tình cảm gia đình, xóm làng,…nảy nở. Là nơi ta biết quý trọng những giá trị tinh thần lẫn vật chất mà tạo hóa ban tặng.
  • Với xã hội: Phải biết xây dựng, gìn giữ nét đẹp truyền thống của đất nước, biết xả thân, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung cho cả dân tộc,..
  • Với gia đình: Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau,…có tình yêu gia đình mới có tình yêu quê hương, đất nước.
  • Với cá nhân: Phải có ý thức trách nhiệm với bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng ngày để góp phần xây dựng quê hương tốt đẹp hơn,…. Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng.

d. Chính tả, ngữ pháp

      Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

     Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Cảm nhận hình tượng nhân vật T’nú.Từ đó, nhận xét được khí phách kiên cường, gan dạ qua hình ảnh đôi bàn tay của người cách mạng T’nú.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Khái quát vài nét về tác giả và nhân vật

Nguyễn Trung Thành đã rất thành công với nghệ thuật điển hình hóa nhân vật, đặc biệt là T’nú với hình ảnh bàn tay mười ngón bị đốt cụt, mỗi ngón một đốt, có thể được coi là trung tâm của mọi vẻ đẹp của nhân vật.

Về nội dung

Đôi bàn tay của sự yêu thương sâu thẳm: Tnú với đôi bàn tay trắng nhảy vào giữa lòng giặc quyết tâm sống chết cùng với mẹ con Mai. Đôi tay rắn chắc như lim của một người đàn ông với trách nhiệm bảo vệ gia đình.

Đôi bàn tay của sự đau thương mất mát và sự kiên cường mạnh mẽ:

  • Giặc đốt đôi bàn tay của Tnú nhưng anh không hề kêu rên một tiếng nào, trong mắt anh là sự kiên cường, thủy chung với cách mạng, không chịu khuất phục trước những trò bẩn thỉu của bọn giặc hung tàn.
  • Đôi tay của Tnú cũng là đại diện tố cáo tội ác của quân giặc, là hình ảnh đau thương ám ảnh của nhân dân ta trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Đôi bàn tay của người anh hùng tàn nhưng không phế, của lý tưởng cách mạng, đôi bàn tay của ký ức không bao giờ quên.

  • Gợi nhắc Tnú những mối hận nước thù nhà sâu sắc làm sáng rõ thêm lý tưởng sống và chiến đấu để trả thù.
  • Bi kịch cuộc đời, đã khiến Tnú càng thêm mạnh mẽ, gan lì trong chiến đấu, giờ đây anh chẳng cần vũ khí, chỉ một đôi bàn tay không lành lặn cũng có thể giết chết quân thù.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 71. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?