SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN 11
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.
Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ đến khi tất cả cùng hết sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.
Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.
Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ: Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!
(Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Câu 1. Theo tác giả, cộng hưởng là gì? Có mấy loại cộng hưởng ? (0,5 điểm).
Câu 2. Sự cộng hưởng có những lợi ích nào ? (1,0 điểm).
Câu 3. Theo anh/ chị, mục đích của việc kể câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng là gì ? (0,5 điểm).
Câu 4. Viết một đoạn văn từ 5-7 dòng bàn về ý kiến: “Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó” (1,0 điểm).
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) ?
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.
( Trích – “Tràng giang” – Huy Cận)
..............HẾT..........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1:
- Cộng hưởng là cùng đến đích
- Có hai loại cộng hưởng: cộng hưởng bên trong (kết hợp mọi nguồn lực bên trong mình) và cộng hưởng bên ngoài (kết hợp mọi nguồn lực xung quanh)
Câu 2:
- Đạt được mục tiêu đã đề ra
- Giúp sức mạnh tập thể tồn tại bền lâu, tạo tính đoàn kết
- Giúp con người tăng cường sức mạnh của chính họ
Câu 3:
Thuyết phục người đọc về tác hại của việc không biết cộng hưởng
Câu 4:
Thí sinh có thể đi theo các ý sau:
Giải thích: Ý kiến khẳng định muốn có một tập thể mạnh thì các cá nhân phải gắn kết, cộng hưởng với nhau.
- Sự gắn kết sức mạnh các thành viên có rất nhiều ý nghĩa:
- Bù khuyết, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự hoàn hảo
- Tăng tình đoàn kết, yếu tố quan trọng đưa đến thành công
- Tạo nên sức mạnh tổng thể
Liên hệ bản thân, rút ra bài học về cách ứng xử trong tập thể
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
- Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích.
Khổ 1
- Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
- Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Nguyễn Trân. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn 11- Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp
- Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 lần 1 - Trường THPT Phan Châu Trinh
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---