Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH                                                                                ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

                                    NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN 11

Câu 1 (8.0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về  ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

 Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn.

(Theo sách Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ, NXB Văn hóa – Thông tin 1999, tr. 448)

Câu 2 (12.0 điểm)

Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

(SGK Ngữ văn 11 – Tập một, NXBGD, năm 2014, tr.136)

Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua việc cảm nhận các đoạn thơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

                     (Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ Văn 11, Tập 1, NXBGD năm 2011, tr. 22)

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

                         (Trích Tây Tiến – Quang Dũnmg, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD, năm 2014, tr.88)

............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

1. Yêu cầu về kĩ năng

  • Thí sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
  • Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt, văn phong trong sáng; dùng từ, đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

Bài làm cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

2.1. Giải thích

  • Xấu hổ: là trạng thái tâm lí tự ý thức khi mắc phải khuyết điểm, lỗi lầm trước người khác hoặc về hạn chế của bản thân.
  • Xấu hổ trước mọi người: là sự hổ thẹn của bản thân khi vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Xấu hổ trước bản thân: là sự tự hổ thẹn với chính mình khi có lỗi hoặc không thực hiện đúng những nguyên tắc do mình đề ra.
  • Ý kiến của Lep Tôn-xtôi đã đánh giá cao tâm lí biết hổ thẹn như là tính tự giác về ý thức danh dự của cá nhân.

2.2. Bình luận: khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, sâu sắc.

  • Xã hội có những quan niệm, chuẩn mực chung buộc mỗi cá nhân phải tuân thủ. Nhưng đã là con người thì không thể tránh khỏi những sai lầm, hạn chế, điều đó thường  khiến họ day dứt, dằn vặt, hối hận.
  • Xấu hổ trước mọi người: ý thức được hạn chế của bản thân, cảm thấy thua kém trước người khác, day dứt, ăn năn khi mắc lỗi. Sự cắn rứt lương tâm đó cũng là biểu hiện của lòng tự trọng.
  • Xấu hổ trước bản thân: tình cảm hoàn toàn tự giác chịu sự kiểm soát của lương tri, lương tâm. Tự nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách nghiêm khắc để thấy rõ những sai lầm, yếu kém của mình.
  • Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt:
  • Xấu hổ là cảm xúc tích cực vì nhận ra lỗi và biết hối lỗi.
  • Biết xấu hổ trước người khác, từ đó tự giác vươn lên để khắc phục và hoàn thiện bản thân cả về năng lực, nhân cách.
  • Xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn:
  • Xấu hổ trước bản thân là điều đáng quý. Nó thể hiện ý thức tu thân, hướng thiện, phục thiện, thuộc bản chất của con người.
  • Biết rõ sai lầm, thiếu sót mới có thể tự sửa chữa được. Chiến thắng lớn nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản thân mình.
  • Người biết xấu hổ trước bản thân sẽ thường xuyên kiểm soát được suy nghĩ, việc làm của mình và vì thế hạn chế được sai lầm.

     (Thí sinh lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh)

2.3. Bài học nhận thức và hành động

  • Phải ý thức rõ xấu hổ là tình cảm tốt, tạo động lực cho mỗi người trong quá trình  tự hoàn thiện bản thân.
  • Biết phân biệt xấu hổ là tự trọng khác hẳn với tự ti.
  • Phải không ngừng rèn luyện đạo đức, tư cách, nâng cao lòng tự trọng, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Biết xấu hổ là tốt nhưng cần hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể để giữ gìn danh dự, nhân phẩm.
  • Lên án những người tự ti, thiếu niềm tin ở bản thân hoặc tự cao tự đại, đánh mất lòng tự trọng, trốn tránh lỗi, không biết xấu hổ…

Câu 2:

1. Yêu cầu về kĩ năng

  • Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm thụ văn chương để làm sáng tỏ vấn đề.
  • Đánh giá cao những bài biết lập ý sáng rõ, mạch lạc; lập luận thuyết phục; hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức

Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

2.1. Giải thích

Nhận định đã khái quát đặc trưngcủa thể loại thơ ở hai phương diện:

  • Nội dung: Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người. Cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ gắn với chiều sâu thế giới nội tâm. nên thơlànhững rung động tâm hồn, suy ngẫm sâu xa, những trạng thái tâm lí trước thiên nhiên, cuộc sống, con người của  nhân vật trữ tình.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu,đòi hỏi sự chắt lọc, gọt rũa trau chuốt tỉ mỉ, hình ảnh thơ chân thực, sinh động, đẹp đẽ từ đời sống, đồng thời có khả năng gợi ra những tầng ý nghĩa sâu xa. Nhạc điệu của thơ không chỉ là tính nhạc trầm bổng do cách phối thanh mà còn là nhạc điệu của tâm hồn.

=> Nhận định nói lên đặc trưng, thế mạnh của thể loại thơ là khám phá, diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc của con người bằng ngôn ngữ chắt lọc, biểu cảm, điêu luyện, hấp dẫn.

           -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?