Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Yên Định 2

 SỞ GD&ĐT THANH HOÁ                                                                       ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2                                                                   NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                   MÔN: NGỮ VĂN 11

I. ĐỌC HIỂU ( 6. điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

… Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. 

Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất ?

Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích ?

Câu 3.Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy?

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? Vì sao

II. LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người.

Câu 2. (10 điểm)

“Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”.

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu và liên hệ với bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

...............HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU ( 6. điểm)

Câu 1:

  • Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
  • Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.

Câu 2:

Nội dung đoạn trích:

  • Niềm khâm phục của tác giả về niềm tin vào bản thân và ý chí, lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé phụ hồ nghèo.
  • Lời khuyên của tác giả đối với mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi: cần phải có ước mơ và luôn theo đuổi ước mơ để không bao giờ phải hối tiếc.
  • Từ đó tác giả giục giã: Hãy tìm ra và đánh thức ước mơ cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để cuộc sống thực sự có ý nghĩa với chính mình

Câu 3:

Vì để vẽ lên bức tranh: người họa sĩ phải là người chủ động, sáng tạo suy ngẫm từ điều muốn vẽ, màu sắc, chất liệu… Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh. Nếu… giống như người họa sĩ, chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình. Chính chúng ta chủ động sống cuộc đời mà mình muốn.

  • Vì Nếu chúng ta không chủ động: nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
  • Vì cuộc đời chúng ta chính là một bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình, vì vậy để bức tranh ấy trở lên đẹp đẽ, để cuộc sống của ta của ta thực sự có ý nghĩa, một trong những điều ta cần làm ngay là biết đánh thức những ước mơ trong trái tim.

Câu 4:

 Thông điệp có ý nghĩa nhất:

  • Thí sinh trình bày rõ suy nghĩ của cá nhân về thông điệp từ đoạn văn (Có thể là thông điệp về niềm tin vào bản thân khi thực hiện ước mơ, Thông điệp về việc luôn biết nuôi dưỡng và không ngừng theo đuổi ước mơ dù có người cho rằng nó không thực tế…)
  • Thí sinh nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân một cách thuyết phục.

II. LÀM VĂN : (14,0 điểm)

Câu 1:

1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Bài văn cần hướng đến các nội dung sau:

a. Giải thích

  • Nghị lực sống: Cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu.
  • Người có ý chí, nghị lực sống: Luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời.

                 ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Yên Định 2. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?