Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN                                             ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ

                                                                                                                           NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                               MÔN: NGỮ VĂN 11

Câu 1 (8,0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc câu chuyện sau:

“Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một cậu bé bốn tuổi.

Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo  lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì về ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc"

(Theo Phép màu nhiệm của đời - NXN trẻ, 2005)

Câu 2 (12,0 điểm)

“Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái  nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả”

(Nguyễn Đình Thi, Câu chuyện xung quanh việc sáng tác nghệ thuật - Nghiên cứu nghệ thuật số 1/1982)

Bằng việc hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

 

........HẾT........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Câu 1. (8,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội đặt ra trong một câu chuyện.
  • Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng
  • Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…
  • Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:

Phân tích văn bản và rút ra bài học (1,5 điểm)

  • ­Câu chuyện kể về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Nhưng cách bé quan sát và đi đến hành động dù chỉ ngồi im trong lòng ông lão, để ống lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ  mà rất chân thành của em. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình.
  • Cốt lõi  của câu chuyện là biết quan tâm đến người khác:  quan tâm là sự gần gũi, yêu thương, chia sẻ với người khác nhất là khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • Điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một cậu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp. Đó cũng là cách ứng xử nhân văn của con người trước cuộc sống..

Bàn luận (5 điểm)

Nhu cầu được quan tâm, sẻ chia là thể tất trong đời sống con người:

  • Cuộc sống luôn tồn tại những mảng màu đối lập: sáng- tối, sang-hèn, hạnh phúc vô biên- khổ đau cùng cực…Dù ở mảng màu nào con người cũng luôn có nhu cầu, khát muốn được quan tâm, sẻ chia. Bởi niềm vui được sẻ chia niềm vui nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ nỗi buồn vơi nửa.
  • Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau để bức tranh mảng màu cuộc sống tươi sáng, rộn rã

Sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ càng đặc biệt quan trọng khi người kahcs gặp khó khăn:

  • Động viên họ vượt qua đau thương, khó khăn, hoạn nạn…
  • Hướng họ vào niềm tin, lạc quan tiến về phía trước…

Nếu không đồng cảm, quan tâm, chia sẻ khi người khác gặp khó khăn, con người sẽ tự đóng lại thế giới và ý nghĩa sống đích thực của mình:

Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái tôi, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sống tù đày cô độc.

 Khi quan tâm, chia sẻ với người khác là ta đang tạo chân giá trị cho chính mình:

  • Giá trị của sự cho đi là nhận lại (Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi – Winston Churchill.)
  • Khi  quan tâm người khác là ta biết đặt mình vào hoàn cảnh đó để có được bài học cuộc sống.

             -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?