SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vào giờ này năm ngoái, không nhiều người trong giới báo chí cũng như người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake news” - tin giả. Trước nữa lại càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh, vả lại, có rất nhiều thiết bị thông minh quanh mình - cái gì cũng được gắn thêm từ “smart” (tiếng Anh- nghĩa tiếng Việt là thông minh), từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại - nên không dễ bị lừa. Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hoàn toàn bịa đặt như việc ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng “những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến” đã đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm “chat”(tiếng Anh –nghĩa tiếng Việt là trò chuyện, trao đổi trực tiếp qua mạng) hoặc các mạng xã hội. [..]Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, “fake news” đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. “Fake news” tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm đến người dùng. “Fake news” cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó. “Fake news” không chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, “fake news” không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo…Hơn thế, “fake news” đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức lao đao khốn khổ, “fake news” thậm chí còn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội…
(Lê Quốc Minh - Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí, dẫn theo VietnamPlus 25/11/2017)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội?
Câu 4: Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc truyền bá những thông tin sai lệch, giả mạo trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích hai khổ thơ: :
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
…
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
(Tràng giang – Huy Cận)
Từ đó làm rõ mạch vận động cảm xúc của cái tôi Huy Cận trong “Tràng giang”
.............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Xác định phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2:
Khái niệm fake news (tin giả): những tin tức bịa đặt hoàn toàn hoặc bị bóp méo, làm sai lệch so với thông tin ban đầu để mua vui hoặc có mục đích xấu
Câu 3:
Tác giả cho rằng fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội vì:
- Nhờ tác động của mạng xã hội, fake news lan truyền với tốc độ chóng mặt, tự động tiếp cận và tấn công người dùng,….
- Tác hại mà fake news gây ra vô cùng khủng khiếp. Đó là những tấn thảm kịch liên quan đến cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp và toàn thể xã hội.
Câu 4:
Học sinh có thể diễn đạt linh hoạt nhưng cần nêu rõ cách ứng xử của mỗi cá nhân để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội, đ ng thời cần có lí giải thoả đáng.VD: biết cách phân biệt tin tức với quảng cáo; kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ; có thái độ kiên quyết đấu tranh để cải chính những tin tức giả mạo sai sự thật trên mạng xã hội; không nên tìm kiếm thông tin tràn lan mà chỉ nên theo dõi và tin tưởng những trang báo mạng có uy tín…
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
Nội dung trình bày:
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của việc truyền bá những tin tức sai lệch, giả mạo trong cuộc sống hiện nay.
Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận:
- Việc truyền bá những tin tức giả mạo, sai lệch có biểu hiện phức tạp: tạo ra tin tức giả để giải trí, mua vui; bóp méo thông tin để thu lợi cho mình hoặc hạ thấp người khác; tuyên truyền cho các mục đích chính trị…
- Tác hại của việc truyền bá những tin tức giả mạo, sai lệch: gây hoang mang dư luận; khiến cho mọi người nghi ngờ, mất niềm tin; gây rối loạn trật tự xã hội; làm thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần đối với cá nhân và tập thể…
- Cần phân biệt việc truyền bá những tin tức giả mạo, sai lệch với thái độ dũng cảm đấu tranh để phơi bày chân tướng sự thật trước công luận…
Liên hệ và rút ra bài học.
Hình thức trình bày:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
c) Sáng tạo
Câu 2:
Nêu được vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên sông nước tràng giang qua cảm nhận của cái tôi Huy Cận.
a. Triển khai
Giới thiệu bối cảnh ra đời bài thơ
- Chiều cuối thu năm 1939, khi Huy Cận ngắm khung cảnh sông H ng từ bờ nam bến Chèm.
- Bối cảnh chung: Đất nước đang trong cảnh lầm than, nô lệ.
b. Phân tích – chứng minh
Khổ đầu bài thơ: cảnh sông Hồng mênh mang gợi những nỗi bu n vạn cổ của thi nhân
- Hình ảnh: “thuyền”, “nước” hay dùng để miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hai sự vật luôn đi cùng nhau gắn bó với nhau không bao giờ xa cách, vậy mà trong mắt Huy Cận nó trở nên bơ vơ lạc lõng Đây như là một bức tranh thủy mặc, đầy đủ cảnh sông nước lãng mạn, tĩnh lặng êm đềm nhưng lại buồn đến tê tái.
- Từ “điệp điệp” là gợi tả những con sóng gợn lên hết lớp này đến lớp khác, triền miên vô tận. “Buồn điệp điệp” miêu tả cái buồn thiên nhiên nhưng thực chất nó đang diễn tả một nỗi buồn của thi nhân, đang gợn lên theo từng đợt sóng.(Nói về nỗi buồn ấy, Hoài Thanh đã nhận xét: “thiên nhiên trong thơ mới đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi bu n da diết bâng khuâng”. Nỗi buồn đó lại được Huy Cận lý giải rằng “chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi bu n không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên”. Đó là nỗi bu n của những con người sống trong cảnh nước mất nhà tan, có lẽ thế nên trong dòng tràng giang chỉ có một dải buồn bát ngát
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng” .
- Phép đối hết sức táo bạo: Chỉ đối , đối hình mà câu thơ vẫn cân xứng hài hòa con thuyền và cành củi khô đang cùng trôi nổi trên dòng tràng giang. “sầu trăm ngả” nỗi sầu theo con sóng lan tỏa dài khắp không gian vũ trụ.
- Hình ảnh rất đỗi bình thường và quen thuộc “củi một cành khô” “lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca nhân loại có một cành củi khô trôi dạt giữa dòng trong thơ Huy Cận” (Nguyễn Đăng Mạnh)
=> Khổ thơ này được xem là khổ thơ đặc sắc nhất của bài thơ, cảnh vật thiên nhiên tràn ngập nỗi buồn thể hiện nỗi sầu triền miên của Huy Cận.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lý Thái Tổ. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 lần 1 - Trường THPT Phan Châu Trinh
- Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 1)
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---