TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN | ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 5,6 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1. Cho các kim loại Cu; Ag; Au; Fe. Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Cu B. Au C. Ag D. Fe
Câu 2. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính axit. C. tính oxi hóa. D. tính khử.
Câu 3. Cho 4 kim loại Pb, Al, Zn, Cu, kim loại nào có tính khử yếu hơn H2.
A. Pb B. Al C. Zn D. Cu
Câu 4. Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là
A. K; Ni; Al B. Ni; Al; K C. Al; Ni; K D. Al; K; Ni
Câu 5. Kim loại không tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Na B. Zn C. Cu D. Pb
Câu 6. Cho các cặp oxi hóa khử sau: Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Sn2+/Sn; Hg2+/Hg. Thứ tự tăng dần của tính oxi hóa và giảm dần của tính khử là
A. Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Sn2+/Sn; Hg2+/Hg B. Ni2+/Ni; Sn2+/Sn; Hg2+/Hg; Cu2+/Cu
C. Sn2+/Sn; Hg2+/Hg; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; D. Ni2+/Ni; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu; Hg2+/Hg
Câu 7. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X, Y, Z, T lần lượt là: X: [Ne] 3s²; Y: [Ne] 3s²3p5; Z: [Ne] 3s²3p1; T: [Ne] 3s1. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần là
A. X, Y, Z, T B. X, Z, T, Y C. Z, Y, X, T D. Y, Z, X, T
Câu 8. Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot là
A. Cu → Cu2+ + 2e B. 2Cl− → Cl2 + 2e C. Cl2 + 2e → 2Cl−. D. Cu2+ + 2e → Cu
Câu 9. Cặp chất không thể xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Ag + Cu(NO3)2. C. Cu + AgNO3. D. Fe + Fe(NO3)3.
Câu 10. Cho dãy các kim loại: Fe; Na; K; Ca; Zn. Số kim loại trong dãy tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11. Người ta gắn tấm kẽm vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để
A. Vỏ tàu được chắc hơn
B. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất không bị oxi hóa
C. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa
D. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường
Câu 12. Cho Zn dư vào dung dịch Cu(NO3)2, Mn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Nhóm kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng
A. Al, Fe và Hg B. Mg, Sn và Ni C. Zn, Ag và Ca D. Na, Al và Au
Câu 14. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Ba; Ag và Au B. Fe; Cu và Ag C. Al; Fe và Cr D. Mg; Zn và Cu
Câu 15. Cho các hợp kim: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. (I), (II) và (III) B. (I), (II) và (IV) C. (I), (III) và (IV) D. (II), (III) và (IV)
Câu 16. Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?
A. Thép để trong không khí ẩm B. Zn trong dung dịch HCl loãng
C. Zn bị phá hủy trong khí clo D. Na cháy trong không khí
Câu 17. Cho hỗn hợp Ag, Fe, Cu. Hóa chất có thể dùng để tách Ag khỏi hỗn hợp trên là dung dịch
A. HNO3. B. FeCl2. C. H2SO4 loãng D. FeCl3.
Câu 18. Khi điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian 1930 giây thu được 1,92 gam Cu ở catot. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân là
A. 3,0 A B. 4,5 A C. 1,5 A D. 6 A
Câu 19. Thể tích khí CO (đktc) tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn 8 gam bột Fe2O3 thành Fe là
A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 4,48 lít
Câu 20. Cho E° (Zn2+/An) = –0,76V; E° (Ni2+/Ni) = –0,26V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn – Ni là
A. –0,50V B. +0,50V C. +1,02V D. –1,02V
Câu 21. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là
A. 0,25M B. 0,40M C. 0,30M D. 0,50M
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,1 gam B. 36,2 gam C. 54,3 gam D. 63,2 gam
Câu 23. Cho 8,4 gam Fe vào dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3. Kết thúc phản ứng khối lượng muối thu được là
A. 18,0 g B. 42,2 g C. 33,2 g D. 34,2 g
Câu 24. Ngâm một thanh Cu trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh tăng thêm
A. 0,76 g B. 1,08 g C. 0,64 g D. 1,40 g
Câu 25. Cho luồng khí H2 qua 0,8 gam CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng là
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 26. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là
A. NaCl. B. CaCl2. C. KCl. D. MgCl2.
Câu 27. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 28. Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là
A. 1s² 2s²2p6 3s²3p1 B. 1s² 2s²2p6 3s³ C. 1s² 2s²2p6 3s²3p³ D. 1s² 2s²2p6 3s²3p²
Câu 29. Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. NaCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. NaOH loãng.
Câu 30. Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. NaOH
Câu 31. Dung dịch FeSO4 và CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag B. Fe C. Cu D. Zn
Câu 32. Hai dung dịch đều tác dụng với Fe là
A. CuSO4 và HCl B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. MgCl2 và FeCl3.
Câu 33. Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn, số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34. Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. FeCl3. B. H2SO4 loãng C. HNO3 loãng D. AgNO3.
Câu 35. Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Al B. Na C. Mg D. Fe
Câu 36. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3.
A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca
Câu 37. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu B. sự khử cả Fe2+ và Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và Cu D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 38. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X, cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg B. Al C. Zn D. Fe
Câu 39. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. Mg B. Ba C. Cu D. Ag
Câu 40. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Fe, Cu B. Cu, Fe C. Ag, Mg D. Mg, Ag
Câu 41. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa
Câu 43. Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. Sn bị ăn mòn điện hóa B. Fe bị ăn mòn điện hóa
C. Fe bị ăn mòn hóa học D. Sn bị ăn mòn hóa học
Câu 44. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 45. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe B. Mg và Zn C. Na và Cu D. Fe và Cu
Câu 46. Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O B. CaO C. CuO D. K2O
Câu 47. Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử
A. K B. Ca C. Zn D. Ag
Câu 48. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg B. Na và Fe C. Cu và Ag D. Mg và Zn
Câu 49. Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là
A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl
C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 50. Mệnh đề nào sau đây là đúng
A. Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể
B. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do
C. Tinh thể kim loại có ba kiểu mạng phổ biến là mạng tinh thể lập phương tâm khối, mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lục phương
D. Tất cả đều đúng
...
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề ôn tập Chương 5, 6 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Cù Huy Cận. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Trắc nghiệm ôn tập lý thuyết kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Bài tập trắc nghiệm kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm - môn Hóa học 12 năm 2019 -2020
- Đề kiểm tra Chương kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2019 -2020
Chúc các em học tập tốt !