Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Bình Khê

TRƯỜNG THPT BÌNH KHÊ

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1: Axit có trong dịch vị dạ dày người là

A. HClO.                    B. H2SO4.                              C. HCl.                                   D. HBr.

Câu 2: Thạch cao sống có công thức hóa học là

A. CaCO3.                  B. CaSO4.2H2O                     C. CaSO4.                               D. CaSO4.H2O.

Câu 3: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Ag.                         B. Zn.                                      C. Fe.                                      D. Mg.

Câu 4: Kim loại nào có thể dát mỏng dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?

A. Al.                          B. Ca.                                      C. Na.                                      D. Cu.

Câu 5: Kim loại dẻo nhất là

A. Cu.                         B. Fe.                                      C. Al.                                      D. Au

Câu 6: Tôn là sắt được tráng

A. Na.                         B. Mg.                                     C. Zn.                                      D. Al

Câu 7: Muối nào sau đây có thể dùng làm phân bón?

A. NaCl.                      B. NaNO2.                              C. Na2CO3.                            D. NH4CI.

Câu 8: Ion M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M là nguyên tố nào sau đây?

A. F.                            B. O.                                        C. K.                                       D. Na

Câu 9: Nhiệt phân NaHCO3 thu được những sản phẩm nào?

A. Na2O, CO2, H2O.

B. CO2, H2O

C. Na2CO3, CO2, H2O.        

D. Na2CO3

Câu 10: Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?

A. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

B. 2Ag + 2HCI → 2AgCl + H2

C. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

D. NaHCO3 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 + NaOH + H2O.

Câu 11: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong đung dịch, ion Fe3+ oxi hóa được Cu.

B. Có thể dùng phương pháp đun nóng để loại bỏ tính cứng tạm thời của nước.

C. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài vỏ tàu phần chìm dưới nước nhưng khối đồng.

D. Hợp kim Li- Al siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không.

Câu 12: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,3 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,4 mol một sản phẩm khử duy nhất chứa N. Sản phẩm khử đó là

A. NH4NO3.              B. NO.                         C. N2O.                                  D. NO2.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là không chính xác?

A. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng 1, 2 hoặc 3 electron

B. Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

C. Ở nhiệt độ thường, các kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.

D. Kim loại là chất bị oxi hóa trong các phản ứng hóa học.

Câu 14: Trong các kim loại sau, kim loại nào là kim loại kiềm thổ?

A. Canxi.                     B. Nhôm.                    C. Thủy ngân.                         D. Kali.

Câu 15: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là quặng nào sau đây?

A. quặng pirit.             B. quặng manhetit.      C. quặng đôlômit.                   D. Quặng boxit.

Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 5,40 gam Al trong dung dịch NaOH (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                       B. 2,24.                       C. 3,36.                       D. 6,72

Câu 17: Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là

A. 30 gam.                  B. 32 gam.                   C. 34 gam.                  D. 36 gam.

Câu 18: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong m gam X là

A. 2,4 gam.                 B. 3,6 gam.                  C. 4,8 gam.                 D. 7,2 gam.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch đường glucozơ không dẫn điện.

B. H3PO4 là axit ba nấc.

C. Al(OH)3 là chất lưỡng tính

D. Dung dịch máu (pH= 7,3-7,45) sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 20: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?

A. HCl đặc nguội.                   B. HNO3 đặc, nguội.              C. NaOH.                    D. CuSO4

Câu 21:  Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. HCl + Fe(NO3)2                B. CaCO3 + H2SO4.            C. KCl + NaOH.            D. KOH + KHCO3

Câu 21: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại là

A. Cu, FeO, MgO.                  B. Cu, Fe, Mg.            C. Cu, Fe, MgO.                     D. Cu, Fe, MgO.

Câu 22: Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là 

A. 400.                                    B. 200.                        C. 300.                                    D. 600.

Câu 23: Oxi hóa hoàn toàn 14,30 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi dư thu được 22,3gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì lương muối tạo ra là:

A. 48,90 gam                          B. 36,60 gam               C. 32,050 gam                        D. 49,80 gam.

Câu 24: Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl, thu được chất nào sau đây?

A. FeCl3.                                B. FeCl2.                     C. Fe2Cl3.                              D. Fe2O3.

Câu 25: Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt,chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

A. Ca(OH)2.                           B. CaCO3.                  C. CaO.                                   D. CaCl2.

Câu 26: Hợp chất FeS có tên gọi

A. Sắt (II) sunfua.                   B. Sắt (II) sunfat.        C. Sắt (II) sunfit.                     D. Sắt (III) sunfua.

Câu 27: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Fe.                                     B. Cu.                         C. Mg.                                   D. Ag.

Câu 28: Chất khí X rất ít tan trong nước, trong tự nhiên, X được tạo thành nhờ quá trình quang hợp của cây xanh, X có vai trò vô cùng quan trọng trong sự cháy và sự hô hấp. Chất X là

A. H2.                                    B. N2.                         C. O2.                                    D. CO2.

Câu 29: Dung dịch nào sau đây có thể được dùng để làm mềm các loại nước cứng?

A. Nước vôi trong.                B. Na2CO3.                 C. NaCl.                                 D. NaOH.

Câu 30: Phản ứng nào sau đây tạo ra kim loại?

A. Fe + dd FeCl3.                 B. Cu + dd FeCl3.         C. Fe + dd CuSO4.              D. Mg + dd FeCl3 dư.

Câu 31: Chất nào sau đây gọi là muối ăn?

A. NaHCO3.               B. NaNO3.                              C. Na2CO3.                  D. NaCl.

Câu 32: Oxit nào sau đây có thể tham gia phản ứng nhiệt nhôm?

A. MgO.                      B. Na2O.                                 C. CuO.                       D. BaO.

Câu 33: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu trắng hơi xanh, dễ hoá nâuntrong không khí?

A. Fe2(SO4)3.            B. FeCl2.                                 C. FeCl3.                    D. FeO.

Câu 34: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaCl.                      B. HF.                                     C. Mg(OH)2.              D. CH3COOH.

Câu 35: Cho 2,4 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2. Giá trị của V là

A. 4,48.                       B. 3,36.                                   C. 2,24.                       D. 6,72

Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 39,2 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư thấy có 1,4 mol HCl phản ứng. Số mol của Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,2 mol.                  B. 0,05 mol.                            C. 0,15 mol.                D. 0,1 mol.

Câu 37: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là

A. Fe.                          B. Ag.                                      C. Cu.                          D. Al.

Câu 38: Cho phương trình hóa học: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl. Phương trình hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phương trình hóa học trên?

A. Ba(HCO3)2 + H2SO4→ BaSO4 + 2CO2 + 2H2O.

B. Ba(OH)2 + Na2SO4→ BaSO4 + 2NaOH.

C. BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O.

D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

Câu 39: Khi đốt than, khí nào sau đây làm cho ta khó thở, gây đau đầu, chóng mặt?

A. N2.                         B. CO.                                     C. O2.                                     D. CO2

Câu 40: Natrihidrocacbonat là chất được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit (thuốc nabica). Công thức hóa học của natrihidrocacbonat là

A. NaHCO3.               B. NaOH.                                C. NaHSO3.                           D. Na2CO3.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Bình Khê. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?