TỔNG HỢP 100 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ĐẠI VIỆT
Câu 1: Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu là
A. Ca(OH)2 , Na2CO3, NaNO3
B. Na2CO3, Na3PO4
C. Na2CO3, HCl
D. Na2SO4 , Na2CO3
Câu 2: Chất nào sau đây không bị phân hủy khi đun nóng ?
A. Mg(NO3)2
B. CaCO3
C. CaSO4
D. Mg(OH)2
Câu 3: Nguyên liệu chính dùng để làm phấn, bó xương gảy, nặn tượng là
A. đá vôi
B. vôi sống
C. thạch cao
D. đất đèn
Câu 4: CaCO3 không tác dụng được với
A. MgCl2
B. CH3COOH
C. CO2 + H2O
D. Ca(OH)2
Câu 5: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:
A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần
B. bọt khí và kết tủa trắng
C. kết tủa trắng xuất hiện
D. bọt khí bay ra
Câu 6: Một cốc nước có chứa 0,2 mol Mg2+ ; 0,3 mol Na+ ; 0,2 mol SO42- và x mol Cl -. Giá trị x là
A. 0,2 mol
B. 0,3 mol
C. 0,4 mol
D. 0,5 mol
Câu 7: Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA ,thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít H2 (đkc). Hai kim loại là
A. Ca và Sr
B. Be và Mg
C. Mg và Ca
D. Sr và Ba
Câu 8: Thạch cao sống là :
A. 2CaSO4. H2O
B. CaSO4.2H2O
C. CaSO4.4H2O
D. CaSO4
Câu 9: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi có chứa 0,05 mol Ca(OH)2 ,thu được 4 g kết tủa. Số mol CO2 cần dùng là
A. 0,04mol B. 0,05mol C. 0,04 mol hoặc 0,06 mol D. 0,05mol hoặc 0,04mol
Câu 10: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động.
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu 11: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch NaCl D.Dung dịch CuCl2
Câu 12: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính:
A. Al(OH)3
B. Al2O3
C. ZnSO4
D. NaHCO3
Câu 13: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm có 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
A. 13,5 g B. 1,35 g C. 0,81 g D. 0,75 g
Câu 14: Fe có số hiệu nguyên tử là 26 , ion Fe3+ có cấu hình electron là :
A. 3d64s2
B. 3d6
C. 3d34s2
D. 3d5
Câu 15: Cấu hình electron của Fe2+ và Fe3+ lần lượt là
A. [Ar] 3d6, [Ar] 3d34s2
B. [Ar] 3d4 4s2, [Ar] 3d5
C. [Ar] 3d5, [Ar] 3d64s2
D. [Ar] 3d6, [Ar] 3d5
Câu 16: Cấu hình electron của ion Fe3+ là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2
Câu 17: Chọn đáp án đúng
A. Sắt có 8 electron lớp ngoài cùng
B. Sắt có 2 electron hóa trị
C. Sắt là nguyên tố p
D. Số oxi hóa của sắt trong các hợp chất thường gặp là +2 và +3
Câu 18: Nhận xét nào không đúng khi nói về Fe ?
A. Fe tan được trong dung dịch CuSO4
B. Fe tan được trong dung dịch FeCl3
C. Fe tan được trong dung dịch FeCl2
D. Fe tan được trong dung dịch AgNO3
Câu 19: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh sắt có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
B. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
C. Thanh sắt có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh
D. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch có màu xanh
Câu 20: Phản ứng Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 cho thấy:
A. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kim loại
B. Đồng kim loại có thể khử Fe3+ thành Fe2+
C. Đồng kim loại có tính oxi hoá kém sắt kim loại
D. Sắt kim loại bị đồng kim loại đẩy ra khỏi dung dịch muối
Câu 21: Muốn khử dung dịch Fe3+ thành dung dịch Fe2+, ta thêm chất nào sau đây vào dung dịch Fe 3+ ?
A. Ba B. Ag C. Na D. Cu
Câu 22: Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng vừa đủ tạo ra một chất khí không màu bị hóa nâu trong không khí. Tỉ lệ mol của Fe và HNO3 là:
A. 1: 2
B. 1: 1
C. 1:4
D. 1: 5
Câu 23: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe(OH)3
D. Fe(NO3)3
Câu 24: Dãy nào gồm các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa ?
A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2
B. Fe3O4 , FeO , FeCl2
C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3
D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3
Câu 25: Dãy nào gồm các chất vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa
A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2
B. Fe3O4 , FeO , FeCl2
C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3
D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3
Câu 26: Hợp chất nào cho sau đây không bị HNO3 oxi hóa ?
A. FeO
B. FeSO4
C. Fe(OH)2
D. Fe(OH)3
Câu 27: Nhúng 1 lá sắt vào các dung dịch : HCl, HNO3đ,nguộI, CuSO4, FeCl2, ZnCl2, FeCl3. Hỏi có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 28: Dùng dung dịch nào cho sau đây có thể phân biệt được hai chất rắn : Fe2O3 và FeO
A. HNO3 đặc , nóng
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Dung dịch AgNO3
Câu 29: Quặng nào sau đây không phải là quặng sắt?
A. Hematit
B. Manhetit
C. Criolit
D. Xiderit
Câu 30: Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là
A. Xiđerit
B. Hematit
C. Manhetit
D. Pirit
Câu 31: Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiđerit), Fe2O3 (hematit đỏ), Fe3O4 (manherit), FeS2 (pyrit). Quặng có chứa hàm lượng Fe lớn nhất là:
A. FeCO3
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeS2
Câu 32: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?
A. Gang là hợp chất của Fe-C.
B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
C. Gang là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác.
D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.
Câu 33: Cho 1,4 gam kim loại X tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có số oxi hóa +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X đề bài cho là
A. Mg
B. Zn
C. Fe
D. Ni
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 0,56
B. 1,12
C. 5,60
D. 11,2
Câu 35: Hoà tan 6,72 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì được 0,18 mol SO2 . Kim loại M là
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Al
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng hợp 100 câu trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Đại Việt. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.