Bộ đề 244 câu trắc nghiệm ôn tập Hóa hữu cơ 12 năm 2020 Trường THPT Khánh Sơn

BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN HỮU CƠ 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT KHÁNH SƠN

 

Câu 1: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CHCl.           B. CH2 =CH2.                         C. CH2=CH-CH=CH2.           D. CF2=CF2.

Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch brom tạo thành kết tủa màu trắng?

A. Phenol.                   B. Axit acrylic.                        C. Ancol etylic.                       D. Anđehit oxalic.

Câu 3: Thủy phân este C2H5COOCH3 trong dung dịch NaOH, thu được muối có tên gọi là

A. natri axetat.            B. natri fomat.                         C. natri propionat.                   D. natri butirat.

Câu 4: Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?

A. Glucozơ.                 B. Fructozơ.                            C. Saccarozơ.                          D. Xenlulozơ.

Câu 5: Người ta hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là

A. axit nicotinic.         B. becberin.                             C. nicotin.                                 D. moocphin.

Câu 6: Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch?

A. Axit fomic.             B. Anilin.                                C. Metyl fomat.                          D. Benzylamoni clorua.

Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon không no?

A. Metan.                    B. Etan.                                   C. Butan.                                 D. Etilen.

Câu 8: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?

A. (C17H33COO)2C2H4.                                              B. C15H31COOCH3.

C. CH3COOCH2C6H5.                                               D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các amino axit có thể tham gia phản ứng trùng ngưng.

B. Phân tử khối của propylamin là 57.

C. Ala-Gly-Ala không tác dụng được với dung dịch Mg(NO3)2.

D. Công thức phân tử của đimetylamin là C2H7N.

Câu 10: Cho các polime: policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm tơ, sợi là

A. 5.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 4,32 gam.               B. 21,60 gam.              C. 43,20 gam.              D. 2,16 gam.

Câu 12: Chất X hoàn tan được Cu(OH)2, thu được dung dịch màu xanh thẫm. X được điều chế từ etilen và dung dịch KMnO4. Tên gọi của X là

A. Glixerol.                 B. Axit axetic.             C. Ancol etylic.           D. Etylen glicol.
Câu 13: X là amin no, đơn chức, mạch hở. Cho 4,72 gam X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Số đồng phân của X là

A. 8.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 14: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là

A. glucozơ và saccarozơ.       

B. saccarozơ và tinh bột.

C. glucozơ và xenlulozơ.

D. fructozơ và glucozơ.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng làm xà phòng.

(b) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.

(c) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện.

(e) Có thể tiêu hủy túi nilon và đồ nhựa bằng cách đem đốt chúng sẽ không gây nên sự ô nhiễm môi trường.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                           B. 5.                                        C. 4.                                     D. 2.

Câu 16: Chất không làm mất màu dung dịch brom là

A. Stiren.                   B. Etilen.                                  C. Benzen.                            D. CH2=CH-COOH.

Câu 17: Metyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. HCOOCH3.            B. CH3COOCH3.                     C. CH3COOC2H5.                  D. C2H5COOCH3.

Câu 18: Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được

A. 2 muối.                   B. 2 muối và nước.                 C. 1 muối và 1 ancol.              D. 2 ancol và nước.

Câu 19: Công thức chung của dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-1OH (n≥3).                                       B. CnH2n+1OH (n≥1).

C. CnH2n+1CHO (n≥0).                                   D. CnH2n+1COOH (n≥0).

Câu 20: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOH.          B. CH3COOCH3.                    C. HCOOC2H5.          D. HOC2H4CHO.

Câu 21: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu hồng là

A. anilin.                     B. axit 2- amino axetic.           C. metyl amin.            D. axit glutamic.

Câu 22: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2.Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất.

A. CH3NH2.                B. C2H5NH2.                           C. C6H5NH2.              D. NH3.

Câu 23: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n

A. 10.000                    B. 8.000                                  C. 9.000                      D. 7.000.

Câu 24: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C2H5N                    B. CH5N                     C. C3H9N                    D. C3H7N

Câu 25: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

B. phản ứng với dung dịch NaCl.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 225: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaOH.                                       B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.                                           D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Câu 226: Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột (H+),tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thuỷ phân trong môi trường kiềm, đun nóng.

(b) Xenlulozo là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước

(c) Saccarozo thuộc loại monosaccarit.

(d) Ở điều kiện thường, etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước

(e) Metylamin có lực bazơ lớn hơn lực bazơ của etylamin

(g) Gly‒Ala và Gly‒Ala‒Gly đều có phản ứng vớiCu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím.

Số phát biểu đúng

A. 1                             B. 2                                         C. 3                                         D. 4.

Câu 227: Ở điều kiện thích hợp, amino axit H2NCH2COOH không phản ứng với chất nào?

A. HCl.                        B. KNO3.                                C. NaOH.                                D. H2NCH(CH3)COOH.

Câu 228: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

A. saccarozơ.              B. glicogen.                             C. tinh bột.                              D. xenlulozơ.

Câu 229: Tristearin là chất béo ở trạng thái rắn. Công thức của tristearin là

A. (C17H33COO)3C3H5.                                              B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5.                                              D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 230: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là

A. Phenylamin, amoniac, etylamin.                           B. Phenylamin, etylamin, amoniac.

C. Etylamin, phenylamin, amoniac.                           D. Etylamin, amoniac, phenylamin.

Câu 231: Chất nào sau đây trùng hợp tạo Poli(vinyl clorua)?

A. CH2=CHCl.                        B. CH2=CH2.                          C. CHCl=CHCl.                     D. CH≡CH.

Câu 232: Đốt cháy hoàn toàn m gam glucozơ, thu được CO2 và H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 18.                                      B. 12                                       C. 6.                                      D. 27.

Câu 233: Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là

A. C2H3COOCH3.                  B. CH3COOC2H5.                   C. C2H5COOC2H3.                 D. C2H3COOC2H5.

Câu 234: Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

A. 2.                                       B. 4.                                        C. 1.                                        D. 3.

Câu 235: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.

B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 (49) liên kết peptit.

C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

D. Protein có phản ứng màu biure.

Câu 236: Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa 0,5 ml dung dịch X như hình vẽ sau:

                                                       
Quan sát thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng. Dung dịch chất X là

A. etyl axetat.                          B. lòng trắng trứng.                            C. anilin.                     D. glucozơ.

Câu 237: Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2 thu được CO2, H2O và 0,672 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị
của V là

A. 45.                                      B. 60.                                     C. 15.                                    D. 30.

Câu 238: Thủy phân este etyl fomat thu được ancol có công thức là

A. HCOOH.                            B. CH3OH.                             C. C3H7OH.                           D. C2H5OH

Câu 239: Glucozơ thuộc loại

A. đisaccarit.                           B. polisaccarit.                        C. lipit.                                   D. monosaccarit.

Câu 240: Thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức muối X

A. C17H35COONa.                B. C15H31COONa.               C. C17H31COONa.               D. C17H33COONa.

Câu 241: Số nguyên tử hiđro trong phân tử glyxin là

A. 4.                                        B. 3.                                        C. 5.                                        D. 7.

Câu 242: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử tripeptit có chứa 3 liên kết peptit.

B. Anilin là chất khí, ít tan trong nước.

C. Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc a-amino axit.

D. Protein và lipit đều có cùng thành phần nguyên tố.

Câu 243: Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 75% thu được 27 gam fructozơ. Giá trị của m là

A. 34,2.                       B. 68,4.                                   C. 85,5.                                   D. 51,3.

Câu 244: Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 20,8.                       B. 21,0.                                   C. 16,4.                                   D. 41,6

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề 244 câu trắc nghiệm ôn tập Hóa hữu cơ 12 năm 2020 Trường THPT Khánh Sơn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?