Bộ 414 câu trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu

BỘ 414 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦU

 

CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT

Câu 1. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

  A. etyl axetat.            B. metyl propionat.     C. metyl axetat.           D. propyl axetat.

Câu 2. Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH–COOCH3. Tên của X là

  A. propyl fomat.        B. etyl axetat.              C. metyl axetat.           D. metyl acrylat.

Câu 3. Este etyl axetat có công thức là

  A. CH3COOC2H5.    B. CH3–COOH.          C. CH3CHO.              D. C2H5OH.

Câu 4. Vinyl axetat có công thức là

  A. C2H5COOCH3.    B. HCOOC2H5.          C. CH3COOCH3.        D. CH3COO–CH=CH2.

Câu 5. Số lượng este đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C4H8O2

  A. 2.                           B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 6. Đun nóng HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  A. CH3COONa và C2H5OH.                        B. HCOONa và CH3OH.

  C. HCOONa và C2H5OH.                            D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra HCOONa và C2H5OH?

  A. CH3COOC2H5.    B. HCOO–CH3.          C. CH3COOCH3.        D. HCOOC2H5.

Câu 8. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

  A. C2H3COOC2H5.   B. CH3COOCH3.        C. C2H5COOCH3.      D. CH3COOC2H5.

Câu 9. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

  A. phenol.                  B. glixerol.                  C. ancol đơn chức.      D. este đơn chức.

Câu 10. Đun sôi hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng

  A. trùng ngưng          B. este hóa                  C. xà phòng hóa          D. trùng hợp

Câu 11. Chất không phải axit béo là axit

  A. axetic.                   B. stearic.                    C. panmitic.                 D. oleic.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không chính xác.

  A. Khi hidro hóa chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.

  B. Khi thủy phân chất béo trong môi truờng kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.

  C. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và ancol.

  D. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.

Câu 13. Một este có công thức phân tử C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic. Công thức cấu tạo ester là

  A. C3H7COOH         B. CH3COOC2H5.      C. HCOOC3H7.          D. C2H5COOCH3.

Câu 14. Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là

  A. HCOOC3H7.        B. C2H5COOCH3.      C. CH3COOC2H5.      D. HCOOC3H5.

Câu 15. Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este là

  A. HCOOC2H5.        B. CH3COOCH3.        C. HCOOC3H7.          D. C2H5COOH

Câu 16. Thủy phân hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được

  A. 1 muối, 1 ancol.    B. 1 muối, 2 ancol.      C. 2 muối, 1 ancol.      D. 2 muối, 2 ancol.

Câu 17. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

  A. 6.                           B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 18. Tên gọi của este có mạch cacbon không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2 có thể tham gia phản ứng tráng gương là

  A. propyl fomat         B. etyl axetat               C. Isopropyl fomat      D. Metyl propionate

Câu 19. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

  A. C2H5OH, CH3COOH.                              B. CH3COOH, CH3OH.

  C. CH3COOH, C2H5OH.                              D. CH2=CH2, CH3COOH.

Câu 20. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng gương là

  A. 3.                           B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 21. Một este đơn chức no mạch hở có 48,65%C trong phân tử thì số đồng phân este là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 22. Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH. Số phản ứng xảy ra là

  A. 2.                           B. 5.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 23. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

  A. 16,68 g                  B. 18,38 g                   C. 18,24 g                   D. 17,80 g

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este đơn chức X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của este là

  A. C4H8O4.                B. C4H8O2.                 C. C2H4O2.                 D. C3H6O2.

Câu 25. Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với metan là 3,75. Công thức của A là

  A. C2H5COOCH3.    B. HCOO–CH3.          C. C2H5COOC2H5.     D. HCOOC2H5.

Câu 26. Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Công thức của X là

  A. HCOOC3H7.        B. CH3COOC2H5.      C. HCOOC3H5.          D. C2H5COOCH3.

Câu 27. Xà phòng hóa hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là

  A. 8,0 g                      B. 20,0 g                     C. 16,0 g                     D. 12,0 g

Câu 28. Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thu được

  A. 1 muối, 1 ancol.    B. 2 muối và nước.     C. chỉ có 2 muối.         D. 2 rượu và nước.

Câu 29. Đun nóng este CH3COO–CH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  A. CH2=CH–COONa và CH3OH                 B. CH3–COONa và CH3CHO.

  C. CH3COONa và CH2=CH–OH.                D. CH3CH2COONa và CH3OH.

Câu 30. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là

  A. 400 ml.                  B. 500 ml.                   C. 200 ml.                   D. 600 ml.

Câu 31. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

  A. CH2=CH–CH2COOCH3.                         B. CH2=CH–COOCH2CH3.

  C. CH3COO–CH=CHCH3.                           D. CH3CH2COO–CH=CH2.

Câu 32. Đun a gam hỗn hợp hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp hai muối của hai axit no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau và một ancol. Giá trị của a và công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

  A. 12,0; CH3COOH; HCOOCH3.                B. 14,8; HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

  C. 14,8; CH3COOCH3; CH3CH2COOH.      D. 9,0; CH3COOH; HCOOCH3.

Câu 33. Cho X là hỗn hợp gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Lấy 21,2 gam X tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất este hóa đều đạt 80%). Giá trị của m là

  A. 40,48 g                  B. 23,4 g                     C. 48,8 g                     D. 25,92 g

Câu 34. Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H­2SO4 đặc ở 140°C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là

  A. 18,00.                    B. 8,10.                       C. 16,20.                     D. 4,05.

Câu 35. Số đồng phân este ứng với CTPT C3H6O2

  A. 5                            B. 4                             C. 2                             D. 3

Câu 36. Số đồng phân đơn chức ứng với CTPT C4H8O2

  A. 6                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 37. Đun nóng metyl fomiat với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  A. CH3COONa và C2H5OH                         B. HCOONa và CH3OH

  C. HCOONa và C2H5OH                             D. CH3COONa và CH3OH

Câu 38. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

  A. n–propyl axetat     B. metyl axetat            C. etyl axetat               D. metyl fomiat

Câu 39. Cho các chất sau: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p–crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

  A. 4                            B. 6                             C. 5                             D. 3

Câu 40. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

  A. phenol                   B. glixerol                   C. ancol đơn chức       D. este đơn chức

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn thi THPT QG năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 385. Thuốc thử thích hợp để phân biệt 4 dung dịch đựng trong 4 lọ bị mất nhãn gồm: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl là

  A. quỳ tím.                B. AgNO3.                  C. BaCl2.                     D. H2SO4.

Câu 386. Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng dung dịch

  A. NaOH.                  B. KMnO4.                 C. Ca(OH)2.                D. BaCl2.

Câu 387. Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa bao nhiêu dung dịch.

   A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 5

Câu 388. Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl nên cho khí đi qua một lượng dư dung dịch

   A. NaOH                   B. NaHCO3.               C. Na2CO3.                 D. CaCO3.

Câu 389. Có các lọ dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch không màu của các muối sau: Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể được các dung dịch là

  A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.                          B. Na2CO3, Na2S

  C. Na3PO4, Na2CO3, Na2S.                           D. Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3.

Câu 390. Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch

  A. K2SO4.                 B. KNO3.                    C. NaNO3.                  D. NaOH.

Câu 391. Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa

  A. 2 chất                    B. 3 chất                      C. 1 chất                      D. 4 chất

Câu 392. Chọn kim loại và muối thích hợp để nhận biết các dung dịch sau: HCl, H2SO4 đặc, HNO3, H3PO4.

  A. Fe và AgNO3.      B. Cu và AgNO3.        C. Cu và BaCl2.          D. Fe và BaCl2.

Câu 393. Dung dịch thích hợp để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3

  A. Ba(OH)2.              B. NaOH.                    C. AgNO3.                  D. HCl.

Câu 394. Có 6 lọ không nhãn riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Chỉ dùng dung dịch NaOH thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch

   A. 3                            B. 4                             C. 5                             D. 6

Câu 395. Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm

   A. 5                            B. 6                             C. 3                             D. 4

Câu 396. Có 3 lọ mất nhãn riêng biệt chứa dung dịch: BaCl2, NH4Cl, AlCl3. Thuốc thử để nhận biết 3 lọ trên là dung dịch

  A. AgNO3.                B. NaOH.                    C. H2SO4.                   D. Ca(NO3)2.

Câu 397. Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3, NaHSO3 trong các lọ riêng biệt, không thể dùng

  A. dung dịch NaOH và nước brom               B. nước vôi trong và nước brom

  C. dung dịch CaCl2 và nước brom                D. dung dịch BaCl2 và nước brom

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Câu 398. Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

  A. vôi sống.               B. photpho.                 C. lưu huỳnh.              D. muối ăn.

Câu 399. Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

  A. Khí cacbonic.        B. Khí clo.                   C. Khí hidroclorua.     D. Khí cacbon oxit.

Câu 400. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

  A. nicotin.                  B. aspirin.                    C. cafein.                     D. cocain.

Câu 401. Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

  A. CO và CH4.          B. CH4 và NH3.          C. SO2 và NO2.           D. CO và CO2.

Câu 402. Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

  A. Dung dịch HCl.    B. Dung dịch NH3.     C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch NaCl.

Câu 403. Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó có thể đã bị nhiễm khí

  A. CO2.                     B. H2S.                        C. SO2.                        D. NO2.

Câu 404. Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do

  A. khí CO2.                                                   B. mưa axit.

  C. clo và hợp chất của clo.                            D. quá trình sản xuất gang thép.

Câu 405. Cách bảo quản thực phẩm tươi sống an toàn là sử dụng

  A. fomon                   B. phân đạm                C. nước đá.                  D. nước vôi

Câu 406. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là

  A. penixilin, cafein, cocain.                            B. heroin, seduxen, erythromixin

  C. cocain, seduxen, cafein.                            D. ampixilin, erythromixin, cafein.

Câu 407. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch; những nguồn năng lượng sạch là

  A. (1), (2) và (3).       B. (1), (3) và (4).         C. (1), (2) và (4).         D. (2), (3) và (4).

Câu 408. Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

(1) khí thải từ hoạt động sinh hoạt của con người.

(2) khí thải công nghiệp.

(3) khí thải từ các phương tiện giao thông.

(4) khí tạo thành từ quá trình quang hợp của cây xanh.

(5) các chất thải có nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.

Những nhận định đúng là

  A. (1), (2) và (3).       B. (2), (3) và (5).         C. (1), (2) và (4).         D. (2), (3) và (4).

Câu 409. Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

  A. Fe2+.                      B. Cu2+.                       C. Pb2+.                       D. Cd2+.

Câu 410. Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

  A. CH4 và H2O.         B. CO2 và CH4.           C. N2 và CO.               D. N2 và O2.

Câu 410. Cho các phát biểu sau:

(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.

(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.

(d) Heroin và cocain là các chất ma túy.

Số câu phát biểu đúng là

  A. 3.                           B. 1.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 411. Để bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa

  A. vitamin A.                                                B. β–caroten.

  C. ester của vitamin A.                                D. Enzim tổng hợp vitamin A.

Câu 412. Cho các phát biểu sau:

(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, có thể dùng bột lưu huỳnh.

(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  A. 2.                           B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 413. Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là

  A. 3.                           B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 414 câu trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?