LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG II CACBOHIĐRAT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN
A. LÝ THUYẾT
1. Glucozơ và fructozơ
Glucozơ là monosaccarit, cấu tạo gồm một nhóm anđehit và năm nhóm –OH có công thức phân tử là C6H12O6. Trong thiên nhiên, glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng α–glucozơ và β–glucozơ (dạng mạch vòng). Trong dung dịch, hai dạng vòng này luôn chuyển hóa lẫn nhau qua dạng mạch hở. Glucozơ có các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.
Fructozơ là đồng phân của glucozơ, có một nhóm chức xeton và 5 nhóm –OH. Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh. Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ. Để phân biệt giữa fructozo và glucozo, nên dùng dung dịch brom.
2. Saccarozơ và mantozơ
Saccarozơ là một đisaccarit, cấu tạo từ một gốc α–glucozơ và một gốc β–fructozơ. Saccarozơ không thể mở vòng và không tham gia phản ứng tráng gương.
Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, cấu tạo từ hai gốc glucozơ. Đơn vị monosaccarit thứ hai có thể mở vòng tạo thành nhóm chức anđehit và mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
3. Tinh bột và xenlulozơ
Tinh bột là polisaccarit, cấu tạo bởi các mắt xích α–glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.
Xenlulozơ là polisaccarit, cấu tạo bởi các mắt xích β–glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do, nên công thức của xenlulozơ còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n. Mặt dù cố cùng công thức tổng quát nhưng xenluzo và tinh bột có số mắc xích khác nhau nên không được xem là đồng phân của nhau.
B. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
1. CH2(OH)[CHOH]4CHO + H2 → CH2(OH)[CHOH]4CH2OH. (Sobitol)
2. glucozơ + 2Cu(OH)2 + NaOH → Natri gluconat + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O.
3. C6H12O6 (glucozo) + 2[Ag(NH3)2]OH → amoni gluconat + 2Ag + 3NH3 + H2O
4. C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
5. C6H12O6 → 2CH3–CHOH–COOH
6. (C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + nH2O → nC6H12O6. (glucozo)
7. HOCH2[CH(OH)]4CHO + Br2 + H2O → HOCH2[CH(OH)]4COOH + 2HBr.
8. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n (xenlulozo trinitrat) + 3nH2O
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng?
A. phản ứng với Cu(OH)2. B. phản ứng với AgNO3/NH3.
C. phản ứng với H2/Ni, to. D. phản ứng với CH3OH/HCl.
Câu 2. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni, to. B. Cu(OH)2. C. dung dịch brom. D. AgNO3/NH3.
Câu 3. Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm?
A. Phương pháp lên men glucozơ.
B. Thủy phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm.
C. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp chứa H3PO4.
Câu 4. Gluxit chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm là
A. saccarozơ. B. mantozơ. C. fructozơ. D. tinh bột.
Câu 5. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là
A. 68,0g; 43,2g. B. 21,6g; 68,0g. C. 43,2g; 68,0g. D. 43,2g; 34,0g.
Câu 6. Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hóa học là
A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.
B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.
C. phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2.
D. phản ứng tráng gương, phản ứng thủy phân.
Câu 7. Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử?
A. Cu(OH)2/OH–. B. NaOH. C. HNO3. D. AgNO3/NH3.
Câu 8. Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?
A. AgNO3/NH3. B. Na kim loại. C. Cu(OH)2/OH–. D. Dung dịch Br2.
Câu 9. Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch HNO3. B. Cu(OH)2/OH–. C. AgNO3/NH3. D. dung dịch brom.
Câu 10. Cacbohiđrat khi thủy phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là
A. Saccarozơ, tinh bột. B. Saccarozơ, xenlulozơ.
C. Mantozơ, saccarozơ. D. Saccarozơ, glucozơ.
Câu 11. Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là
A. AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2. C. dung dịch brom. D. H2/Ni.
Câu 12. Chọn câu phát biểu sai:
A. Saccarozơ là một đisaccarit.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo.
C. Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
D. Khi thủy phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra glucozơ.
Câu 13. Để điều chế 45g axit lactic từ tinh bột và qua con đường lên men lactic, hiệu suất thủy phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là
A. 40,5 g. B. 56,25 g. C. 112,5 g. D. 62,5 g.
Câu 14. Không thể phân biệt
A. glucozơ và fructozơ với thuốc thử là dung dịch brom.
B. mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
C. glucozơ và fructozơ bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
D. saccarozơ và glucozơ với thuốc thử là Cu(OH)2/NaOH, đun nóng.
Câu 15. Glucozơ tác dụng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây?
A. H2/Ni, t°; Cu(OH)2; AgNO3/NH3; H2O/H+, t°.
B. AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2/Ni, t°; CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng.
C. H2/Ni, t°; AgNO3/NH3; Ca(OH)2; Cu(OH)2.
D. H2/Ni, t°; AgNO3/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2.
Câu 16. Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162g tinh bột là
A. 112 m³. B. 448 m³. C. 336 m³. D. 224 m³.
Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 1kg bột gạo có 80% tinh bột, khối lượng glucozơ thu được là
A. 0,80kg. B. 0,90kg. C. 0,99kg. D. 0,89kg.
Câu 18. Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ với hiệu suất cả quá trình là 80%.
A. 0,555kg. B. 0,444kg. C. 0,500kg. D. 0,690kg.
Câu 19. Nhóm các gluxit đều tham gia phản ứng thủy phân là
A. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ. B. Saccarozơ, fructozơ, mantozơ.
C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.
Câu 20. Nhóm các gluxit đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ. B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột.
C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.
Câu 21. Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là
A. 23,0g. B. 18,4g. C. 27,6g. D. 11,5g.
Câu 22. Chọn sơ đồ phản ứng đúng của glucozơ
A. C6H12O6 + Cu(OH)2 → kết tủa đỏ gạch. B. C6H12O6 → CH3CH(OH)COOH
C. C6H12O6 + CuO → Dung dịch xanh. D. C6H12O6 → ancol etylic + O2.
Câu 23. Pha loãng 400 kg ancol etylic nguyên chất thành ancol 40°, biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm³. Thể tích dung dịch ancol thu được là
A. 1225 lít. B. 1250 lít. C. 1200 lít. D. 1275 lít.
Câu 24. Phản ứng quang hợp của cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành theo phản ứng: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2. Nếu trong một phút, mỗi cm² lá xanh nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) và diện tích lá xanh là 1m², khối lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 88,26g. B. 88,32g. C. 90,26g. D. 90,32g.
Câu 25. Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được bằng bao nhiêu?
A. 4,65kg. B. 4,37kg. C. 6,84kg. D. 5,56kg.
Câu 26. Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch so với ban đầu giảm 3,4g. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%. Giá trị của a là
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15
Câu 27. Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T. Khi oxi hóa hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả là tạo ra 4,4g CO2 thì có 1,8g nước và cần một thể tích oxi vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T lần lượt là 6 : 1 : 3 : 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Công thức phân tử của X, Y, Z, T lần lượt là
A. C6H12O6, C3H6O3, CH2O, C2H4O2. B. C6H12O6, C3H6O3, C2H4O2, CH2O.
C. C6H12O6, CH2O, C3H6O3, C2H4O2. D. C6H12O6, CH2O, C2H4O2, C3H6O3.
Câu 28. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 75%) thì thể tích axit nitric 75% (D = 1,4 g/ml) cần dùng là bao nhiêu?
A. 33,6 lít B. 28,0 lít C. 22,4 lít D. 24,0 lít
Câu 29. Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu mùn cưa và vụn gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 500 kg ancol etylic, với hiệu suất quá trình 72% thì khối lượng nguyên liệu là
A. 5031kg. B. 4500kg. C. 6480kg. D. 3240kg.
Câu 30. Dung dịch X có các các tính chất sau: tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; tham gia phản ứng tráng gương và tham gia phản ứng thủy phân khi có xúc tác là axit hoặc enzim. Dung dịch X chứa chất tan là
A. fructozơ B. saccarozơ C. glucozơ D. mantozơ
Câu 31. Thủy phân hỗn hợp X gồm x mol sacarozơ và y mol mantozơ thu được 3z mol glucozơ và z mol fructozơ. Tỷ số y/x bằng
A. 3 B. 1 C. 1,5 D. 2
Câu 32. Cho dãy các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 1 B. 4 C. 5 D. 3
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 2 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nghi Xuân, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!