BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ NHIỆT PHÂN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU TIẾN
Câu 1: Cho các phản ứng:
(1) Cu(NO3)2 →
(2) NH4NO2 →
(3) NH3 + O2 →
(4) NH3 + Cl2 →
(5) NH4Cl →
(6) NH3 + CuO →
Các phản ứng tạo khí N2 là:
A. (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (5), (6).
Câu 2: Khi cho 3,36 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, CO và CO2 đi qua đồng(II) oxit dư đốt nóng, rồi sục vào dung dịch nước vôi trong dư, thì thu được 10,0 gam kết tủa và 4,8 gam đồng. Thành phần % về thể tích của N2 trong hỗn hợp X là giá trị nào dưới đây ?
A. 16,67%. B. 33,33%. C. 50,00%. D. 66,67%.
Câu 3: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, MgO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,560 B. 0,448 C. 0,112 D. 0,224
Câu 4: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 37,12 gam Fe3O4 nung nóng thu được hỗn hợp rắn X. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 43,34 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy bay ra V lít SO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 B. 3,584 C. 3,36 D. 6,72
Câu 5: Khi crackinh hoàn toàn 1 thể tích ankan X thu được 3 thể tích khí Y, tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là?
A. C6H14. B. C3H8 C. C4H10. D. C5H12.
Câu 6: Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 33,33% B. 50,00% C. 66,67% D. 25,00%
Câu 7: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là
A. 16,8 B. 21,5 C. 22,8 D. 23,2
Câu 8: Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là :
A. 25,62%. B. 12,67%. C. 18,10%. D. 29,77%.
Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65g hỗn hợp gồm KNO3 , Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 là 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là:
A. 8,60g B. 20,50g C. 11,28g D. 9,40g
Câu 10: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 11: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam so với ban đầu. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
A. 1,88 gam B. 9,4 gam C. 0,47 gam D. 0,94 gam
Câu 12: Tiến hành nung 6,06g muối nitrat của một kim loại kiềm thu được 5,1g muối nitrit .Hỏi muối nitrat của kim loại đem phân hủy là gì ?
A. Na B. K C. Cs D. Rb
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat của kim loại R thì sau phản ứng ta thu được 4 gam chất rắn. Xác định công thức phân tử của muối trên.
A. AgNO3 B. Mg(NO3)2 C. Cu(NO3)2 D. Trường hợp khác
Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn 5,24 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi thì sau phản ứng phần chất rắn giảm 3,24 gam. Thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 47,34% và 52,66%
C. 71,76% và 28,24% D. 60% và 40%
Câu 15: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3; Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hoà tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đâu là:
A. 8,6 gam B. 18,8 gam C. 28,2 gam D. 4,4 gam
Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 4 gam B. 2 gam C. 9,4 gam D. 1,88 gam
Câu 17: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là :
A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam.
Câu 18: Nung 34,8g hỗn hợp X gồm MCO3 và NCO3 được m gam chất rắn Y 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nung Y tới khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z và khí CO2. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được qua dung dịch KOH dư, tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0,4M vừa đủ được dung dịch T. Giá trị của m và T lần lượt là:
A. 26; 1,5 B. 21,6 ; 1,5 C. 26 ; 0,6 D. 21,6 ; 0,6
Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3; CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ vừa hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì?
A. CO; CaCO3; Ca(HCO3)2 B. CO2; CaCO3; Ca(HCO3)2
C. CO; Ca(HCO3)2; Ca(OH)2 D. CO2; Ca(HCO3)2, CaCO3
Câu 20: Đem nung 1,50 gam một muối cacbonat một kim loại cho đến khối lượng không đổi, thu được 268,8 cm3 khí cacbon đioxit (đktc). Kim loại trong muối cacbonat trên là:
A. Zn B. Mn C. Ni D. Ca
Câu 21: Nhiệt phân 20 gam muối cacbonat kim loại hóa trị II thu được khí A và chất rắn B. Cho toàn bộ khí A vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7g kết tủa. Công thức muối cacbonat là:
A. CaCO3 B. BaCO3 C. FeCO3 D. MgCO3
Câu 22: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng CaCO3 phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3:
A. 50% B. 75% C. 80% D. 70%
Câu 23: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá một thời gian thu được chất rắn nặng 0,78m gam. Hiệu suất phân huỷ CaCO3 bằng :
A. 58,8% B. 65% C. 78% D. 62,5%
Câu 24: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối NH4HCO3; (NH4)2CO3 thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. vậy tỉ lệ số mol NH4HCO3; (NH4)2CO3 theo thứ tự là :
A. 3:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:1
Câu 25: Nung 35,8 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và MgCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 22 gam chất rắn. Hấp thụ hoàn toàn bộ khối lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 19,7 gam B. 17,73 C. 39,4 gam D. 9,85 gam
Câu 26: Nhiệt phân một loại quặng có công thức MgCO3.CaCO3 được khí A, cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch KOH thu được dung dịch B, biết dung dịch B vừa tác dụng được với BaCl2 vừa tác dụng được với NaOH. Xác định các chất tan có mặt trong dung dịch B:
A. KHCO3 B. K2CO3 C. K2CO3 và KOH D. K2CO3 và KHCO3
Câu 27: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100g mỗi chất sau đây: KClO3( xt:MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng oxi lớn nhất là:
A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO3 D. AgNO3
Câu 28: Nung 13,85g muối KClOx thì khối lượng chất rắn thu được giảm 46,21% so với khối lượng muối ban đầu. Xác định công thức của muối. Nếu cho toàn bộ khí thu được ở trên tác dụng với 32g Cu (phản ứng hoàn toàn) . Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng:
A. KClO3 ; 36,8g
B. KClO4 ; 40g
C. KClO4 ; 38,4g
D. KClO3 ; 38,5g
Câu 29: Nung 24,5g KClO3. Khí thu được tác dụng hết với Cu lấy dư. Phản ứng cho chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của Cu dùng lúc đầu là 4,8g. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân KClO3:
A. 75% B. 80% C. 50% D. 100%
Câu 30: Nhiệt phân 4,385g hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4 , MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với C nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần phần trăm khối lượng KMnO4 trong X là:
A. 62,76% B. 74,92% C. 72,06% D. 27,94%
Câu 31: Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thu được clorua vôi là hỗn hợp của CaCl2, CaOCl2 , Ca(ClO)2 và nước. Sau khi loại bỏ nước thu được 152,40g hỗn hợp A chứa 50% CaOCl2 ; 28,15% Ca(ClO)2 còn lại là CaCl2 (theo khối lượng). Nung nóng hỗn hợp A thu được 152,4g hỗn hợp B chỉ chứa CaCl2 và Ca(ClO3)2. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng và % khối lượng của CaCl2 trong hỗn hợp B là:
A. 26,88 lít; 72,83% B. 26,6 lít ; 72,83%
C. 26,4 lít ; 72% D. 26 lít ; 72%
Câu 32: Khí oxi thu được khi nhiệt phân các chất: H2O2, KMnO4, KClO3, KNO3 . Khi nhiệt phân 10 gam mỗi chất trên, thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn lớn nhất là:
A. KNO3 B. KMnO4 C. H2O2 D. KClO3
Câu 33: Nung hỗn hợp bột KClO3, KMnO4, Zn một thời gian. Lấy hỗn hợp sản phẩm rắn cho vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được hỗn hợp khí. Hỗn hợp đó là
A. Cl2 và O2. B. H2, Cl2 và O2. C. Cl2 và H2. D. O2 và H2.
Câu 34. Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy % khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân là:
A. 40%. B. 30%. C. 75%. D. 50%.
Câu 35. Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 2,4 mol khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A.89,1 B. 61,14 C. 75,12 D. 80,10
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề nhiệt phân môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.