Bộ 75 câu hỏi ôn tập môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự………..do …………….ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng …………….của Nhà nước.

Câu 2. Pháp luật có mấy đặc trưng? Kể ra?

Câu 3. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

Câu 4. Nhà nước sử dụng quyền lực tuyệt đối để buộc công dân chấp hành quy định. Quan niệm này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

Câu 5. Văn bản pháp luật phải rõ ràng, chính xác phù hợp với Hiến  pháp để mọi người có thể hiểu, vận dụng chính xác. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

Câu 6. Pháp luật có mấy bản chất? kể ra?

Câu 7. Pháp luật mang bản chất của giai cấp nào?

Câu 8. Pháp luật của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa mang bản chất của giai cấp nào?

Câu 9. Pháp luật mang bản chất xã hội vì bắt nguồn từ …….............do các thành viên của xã hội thực hiện vì sự phát triển của………………..

Câu 10. Pháp luật có mấy vai trò? Vai trò đối với nhà nước? Đối với công dân?

Câu 11. Công dân khiếu nại, tố cáo có nghĩa là công dân đã thực hiện vai trò gì của pháp luật?

Câu 12. Nhờ có pháp luật mà nhà nước kiểm tra, giám sát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức. Nhận định này đề cập đến vai trò nào của pháp luật?

Câu 13. Pháp luật là …………………..để thể hiện và bảo vệ giá trị tốt đẹp của đạo đức.

Câu 14. Sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?

Câu 15. Các bản Hiến Pháp đầu tiên nước Việt Nam ra đời vào năm nào? Cho đến nay đã qua mấy lần sửa đổi?

Câu 16. Câu hỏi: “Pháp luật của ai, do ai, vì ai?” đề cập đến vấn đề nào của Pháp luật?

Câu 17. Khái quát bài 1 có mấy nội dung chính? Đó là gì?

Câu 18. Thực hiện pháp luật là quá trình ……………………….làm cho quy định pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi …………..của công dân, tổ chức.

Câu 19. Công dân làm điều pháp luật cho phép làm (quyền) là hình thức……………………

Câu 20. Công dân làm điều pháp luật bắt buộc làm (nghĩa vụ ) là hình thức …………………

Câu 21. Công dân không làm điều pháp luật cấm là hình thức …………………..

Câu 22. Cơ quan công chức, nhà nước căn cứ vào pháp luật để thay đổi quyền và nghĩa vụ của công dân khi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật là hình thức ……………………..

Câu 23. Vi phạm pháp luật bao gồm mấy dấu hiệu? Là gì?

Câu 24. Trách nhiệm pháp lí là …………….mà người …………………phải gánh chịu.

Câu 25.  Mục đích của trách nhiệm pháp lí là gì?

Câu 26. Vi phạm pháp luật có mấy loại? Kể ra? Loại nào nguy hiểm nhất?

Câu 27. Độ tuổi nào phải chịu mọi trách nhiệm hành chính và hình sự do mình gây ra?

Câu 28. Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm đến 2 mối quan hệ cơ bản nào?

Câu 29. Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm đến quy tắc  nào?

Câu 30. Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm đến các quan hệ nào?

Câu 31. Nêu các hình phạt chính của các loại vi phạm pháp luật?

Câu 32. Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?

Câu 33. Căn cứ vào đâu mà nhà nước phân loại các loại vi phạm pháp luật?

Câu 34. Đánh người gây thương tích bao nhiêu % thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Câu 35. Người phạm tội hình sự phải chấp hành hình phạt theo quyết định của cơ quan nào?

Câu 36. Ngày Pháp luật của nước Việt Nam là ngày nào?

Câu 37. Khái quát bài 2 có mấy nội dung chính? Đó là gì?

Câu 38. Công dân bình đẳng trước pháp luật là bình đẳng về nội dung nào?

Câu 39. Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn như thế nào với nhau?

Câu 40. Trong những trường hợp khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, sức khỏe,…thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng phải …………….. để tạo nên sự …………..

Câu 41. Khi vi phạm pháp luật, mọi công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào?

Câu 42. Căn cứ vào đâu mà nhà nước phân loại các loại vi phạm pháp luật để công dân chịu trách nhiệm pháp lí?

Câu 43. “Công dân bình đẳng trước pháp luật” được quy định tại điều mấy của Hiến pháp?

Câu 44. Việc xét xử các vụ án kinh tế không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

Câu 45. Nam 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là bình đẳng về nội dung nào?

Câu 46. Cơ quan nào có trách  nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người trước pháp luật?

Câu 47. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân tùy thuộc vào nội dung nào?

Câu 48. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền ………..của công dân.

Câu 49. Đối tượng  nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí do hành vi trái pháp luật gây ra?

Câu 50. Nguyễn Văn H 20 tuổi nghiện ma túy. Không có tiền hút, H đã nảy ý định cướp xe máy. H tìm được Trần Văn B 15 tuổi bỏ học cùng lên kế hoạch cướp xe. H và B giả vờ thuê xe ôm đến chỗ đường vắng, dùng dao uy hiếp,cướp xe máy và đâm chết người lái xe.

Căn cứ hành vi phạm tội tòa án tuyên phạt tử hình Nguyễn Văn H và Trần Văn B 10 năm tù giam.
Gia đình H cho rằng tòa xử thiếu công bằng vì cả hai cùng tham gia vụ giết người này.

Theo em thắc mắc của gia đình H là đúng hay sai? Tại sao?

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 75 câu hỏi ôn tập môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?