Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A

         SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI                                                                      ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A                                                             NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                      MÔN : Ngữ Văn 11

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả – luật sư A-lếchxan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.

Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải. Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu?

Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.

 Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh…

 (Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước” ?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn in đậm trong văn bản trên.

Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm):

 Anh, chị hãy phân tích hai khổ thơ sau:

 Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

 Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

 Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 Gió theo lối gió, mây đường mây

 Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

 (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Sách Ngữ Văn 11, tập 2, trang 39 NXB GD, 2018)

   

........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I: Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Câu 1

 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận

Câu 2

Việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước vì: Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày. Và khi tuân thủ Luật Giao thông sẽ hình thành ở mỗi người thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Từ đó, dễ dàng tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước.

 Câu 3

  • Phép tu từ: Phép lặp cú pháp, (có thể HS trả lời là liệt kê thì được nửa số điểm): Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
  • Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân. Từ đó, xây dựng thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của đất nước văn minh.

Câu 4

 HS có thể trình bày suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: (Có thể tập trung vào các giải pháp như: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân. Tăng cường công tác điều hành, giám sát các hoạt động giao thông. Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm luật giao thông.)

 II. Làm văn

Yêu cầu về kỹ năng

  • Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
  • Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
  • Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (Cảm nhận, phân tích, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ).
  • Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc.
  • Không mắc lỗi diễn đạt; sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.

Yêu cầu về nội dung:

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Hàn Mặc Tử và Văn bản Đây thôn Vĩ Dạ HS biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp củaVĩ Dạ buổi bình minh, Vĩ Dạ đêm trăng và tâm tình của nhà thơ, song cần nêu bật được những ý sau:

  • Khổ 1 Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ, cảnh xinh xắn , con người phúc hậu ,thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và niểm băn khoăn day dứt của tác giả
  • Khổ 2: Cảnh thôn Vĩ thật êm đềm thơ mộng , nhịp điệu khoan thai ,êm đềm : Gió mây nhè nhẹ bay đi ,dòng chảy lững lờ ,hoa bắp khẽ đung đưa. Bến sông trăng: hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?