Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Vạn Tường

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 11 – TRƯỜNG THPT VẠN TƯỜNG

 

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

  • Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt...
  • Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái...

2. Kiến thức về câu:

  • Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
  • Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
  • Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,...

3. Kiến thức về các biện pháp tu từ:

 So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,điệp,liệt kê,câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối...

4. Kiến thức về văn bản:

  • Các loại văn bản.
  • Các phương thức biểu đạt.

5. Phong cách chức năng ngôn ngữ:

a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

d. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

e. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

g. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

6. Phương thức biểu đạt:

 Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

  Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

  Đặc trưng:

  • Có cốt truyện.
  • Có nhân vật tự sự, sự việc.
  • Rõ tư tưởng, chủ đề.
  • Có ngôi kể thích hợp.

Miêu tả.

Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

7. Phương thức trần thuật:

  • Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

8. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.

  • So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy...
  • Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.

9. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành; Qui nạp...

PHẦN II. LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ 1:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…[…]

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự ?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?”

(Nguyễn An Ninh, “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các Dân tộc bị áp bức”, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXBGD 2013, trang 90)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc ? (0,5 điểm)

Câu 3. Căn cứ vào đâu tác giả nhận định rằng: tiếng “nước mình” không nghèo nàn ? (1,0 điểm)

Câu 4. Tác giả cho rằng: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói ấy có hoàn toàn đúng không ? Vì sao ? (1,0 điểm)

ĐỀ 2:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                         Cách mạng bùng lên

                                         Rồi kháng chiến trường kì

                                         Quê tôi đầy bóng giặc

                                         Từ biệt mẹ tôi đi

                                         Cô bé nhà bên – (có ai ngờ)

                                         Cũng vào du kích

                                         Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

                                         Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

                                         Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

                                         Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

                                         Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

                     (Quê hương - Giang Nam - Tuyển chọn thơ Việt Nam 1945-1985)

Câu 1. Xác  phong cách ngôn ngữ văn bản.

Câu 2. Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc đơn đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu? Nhiệm vụ cụ thể của nó ở câu thơ là gì?

Câu 4. Khái quát nội dung cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ

PHẦN III. TẬP LÀM VĂN

1.Viết đoạn văn:

1.1. Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

  •  Phẩm chất đạo đức, tính cách: Lòng nhân ái, vị tha, dũng cảm. Khiêm tốn…
  •  Lối sống của con người: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Giấy trắng phải giữ lấy lề”; tình mẫu tử; tình đồng đội; tình thầy trò,…

Các bước tiến hành viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Được tiến hành qua 3 bước dưới đây:

Bước 1: Nêu vấn đề:

Trong bước này, các em dẫn trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận

Bước 2: Triển khai vấn đề:

  • Giải thích: từ cụ thể đến khái quát.
  • Phân tích, bàn luận: Nêu biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân… của vấn đề.
  • Đánh giá: Đánh giá tính đúng, sai; tốt, xấu… của vấn đề. Thể hiện rõ ràng quan điểm của mình.
  • Liên hệ bản thân.

Bước 3: Tổng kết lại vấn đề.

Ví dụ1:Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người.

 Bước 1: Nêu vấn đề.

 Bước 2:Triển khai vấn đề.

Giải thích vấn đề:

  • Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.
  • Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con.

 Phân tích, bàn luận:

 Tình mẹ đối với mỗi người:

  • Mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn.
  • Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời.
  • Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở.
  •  Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nhiệm vụ, bổn phận của mỗi đứa con:

  • Thấu hiểu sự hi sinh của mẹ.
  • Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ.
  •  Sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

 Đánh giá: Phê phán những kẻ bất hiếu, không nghe lời cha mẹ.

 Bước 3:Liên hệ với bản thân.

 1.2. Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống

 Bước thứ 1: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận

 Bước thứ 2:

  • Giải thích khái niệm và bản chất của hiện tượng 
  • Phân tích những nguyên nhân, ý nghĩa

 Bước thứ 3: Rút ra bài học và hành động trong cuộc sống 

Ví dụ: Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay

 Bước 1 : Giới thiệu về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay

 Bước 2:

 Giải thích và làm rõ thực trạng

  • Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội.
  • Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay.
  • Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín.

   Chỉ ra  những nguyên nhân và tác hại:

  • Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân.
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân.
  • Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa.
  • Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực.

 Đưa ra biện pháp khắc phục:

  • Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.
  • Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa.

 Bước 3: Liên hệ bản thân

Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng sống ảo.

Lưu ý: Trên đây là những gợi cách triển khai đoạn văn,tuy nhiên bài làm có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau,không nhất thiết phải theo trật tự và đầy đủ các bước trên.

2. Viết bài văn nghị luận văn học( bám vào các tác phẩm sau)

1.Vội vàng

a. Nội dung

Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi tre, hạnh phúc

Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:

  • Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản. nhân văn rất cao
  • Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể
  • Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.
  • Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực

   -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra bài viết số 7 HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?